2016/02/13

NGƯỜI DÂN KỲ VỌNG VÀO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG




Có thể nói, đây là tin vui với người dân cả nước. Không bàn đến học hàm học vị, quá khứ cống hiến cho đảng, cho đất nước, hãy điểm lại những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ qua để thấy ông hoàn toàn xứng đáng với vị trí người lãnh đạo cao nhất trong đảng. 

Nhiệm kỳ vừa qua, TBT đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa mà chưa có tiền lệ trong đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là trong phòng chống tham nhũng và công tác cán bộ.

Sau khi được bầu làm TBT Ban chấp hành Trung ương khóa 11, ông là người khởi xướng, ban hành Nghị quyết Trung ương 4 "Về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay" (16/1/2012). Đây là nghị quyết cực kỳ quan trọng về xây dựng chỉnh đốn đảng với mục tiêu, phương châm và giải pháp rõ ràng, quyết liệt. Đây là lần đầu tiên các cấp Ủy, cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương thực hiện phê bình và tự phê bình sâu rộng với phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh.” 

Bản thân TBT đã làm gương tại hội nghị trung ương 6, ông thay mặt Bộ chính trị tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách với Bộ Chính trị và xin Trung ương xem xét kỷ luật một đồng chí trong Bộ chính trị. Từ đây, rất nhiều cán bộ, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đã bị kỷ luật với các hình thức khác nhau từ kiểm điểm rút kinh nghiệm, đến cách chức hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam có việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây là một kênh quan trọng trong việc đánh giá cán bộ một cách khách quan. Cũng, thời gian này ông tiếp tục chủ trương luân chuyển cán bộ, và đặc biệt người giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất không phải là người địa phương.

Lần đầu tiên, vào ngày 29/2/2012, ông tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc để triển khai thực hiện NQ Trung ương 4, hơn 1.000 cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và địa phương đã đến dự, tạo tiền đề cho việc phê bình, tự phê bình.

Tuyên chiến với nạn tham nhũng, tại hội nghị Trung ương 5 vào 5/2012, ông đã chỉ đạo thành lập "Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng", do ông làm trưởng ban. Tháng 12/2012 Bộ chính trị tiếp tục tái thành lập Ban Nội Chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban, kiêm Phó ban thường trực chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Chính Ban Nội chính trung ương, và ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống tham nhũng chỉ đạo giải quyết xong 8 vụ án nổi cộm về tham nhũng hay những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế gây bức xúc trong nhân dân như vụ: Vinasin, Vinalines, Vụ án Huyền Như lừa đảo 4000 tỷ đồng...

Mới hơn 1 năm nắm quyền TBT, với cương vị là người đứng đầu Đảng, ông đã làm được rất nhiều việc trong đó việc đấu tranh phòng chống tham nhũng diễn ra rất khẩn trương và đồng bộ, chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Dưới sự lãnh đạo của ông, lần đầu tiên, việc kiểm kê tài sản của toàn bộ cán bộ, lãnh đạo trong tất cả các cơ quan, ban ngành được thực hiện.

Đối với công tác cán bộ, ông chủ trương đổi mới mạnh mẽ, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị.

Lần đầu tiên BCHTƯ ra nghị quyết về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho các trong nhiều năm, ưu tiên các cán bộ trẻ có năng lực, có phẩm chất đạo đức trong sáng, đổi mới sáng tạo để quy hoạch vào Trung ương các khóa tiếp theo, nhờ đó, một loạt các cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, có phẩm chất và năng lực tốt, có đạo đức trong sạch được tiến cử và sử dụng.

Cũng lại là lần đầu tiên, một TBT đã công khai phê phán cán bộ chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm, cơ hội chính trị. Tại Hội nghị Trung ương 4, 6, 11,12 về công tác nhân sự, ông nói: không để người vào trung ương: không đủ đức, đủ tài, mất đoàn kết, địa phương đơn vị có những vụ tiêu cực lớn, người thân gia đình vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật nhà nước…

Lần đầu tiên trong lịch sử đối ngoại của đảng, TBT Đảng Cộng Sản VN được mời và được tổng thống Hoa Kỳ tiếp trân trọng tại tòa Bạch Ốc (7/2015). Đây là một chỉ dấu quan trọng cho thấy, Hoa Kỳ đã phải công nhận và tôn trọng thể chế chính trị tại Việt Nam, và sự kiện này mang tính biểu tượng rất lớn trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế, đối ngoại hiện nay. Dưới con mắt cộng đồng quốc tế, sự kiện này là bước tiến mới trong quan hệ Việt - Mỹ.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, ông với cương vị là TBT đã có những chỉ đạo rõ ràng, khôn khéo trong quá trình đàm phán TPP. Với nghị quyết TW14, Trung ương Đảng đã thông qua chủ trương ký kết hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đã được ký kết tại Newzealand.

Với vai trò là Bí thư quân ủy trung ương, ông kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng pháp luật quốc tế. Hạn chế thấp nhất nguy cơ mất ổn định chính trị và chiến tranh xảy ra để các nước lớn có cơ hội nhảy vào, tác động vào công việc nội bộ của ta. Tránh nguy cơ xung đột vũ trang, tăng cường phòng thủ và liên hệ ngoại giao, quân sự với cộng đồng quốc tế mà Việt Nam có lợi như Nhật, Mỹ, Ấn, Úc, Indonesia, Singapore…Bằng chứng, việc giàn khoan HD981 mà Trung Quốc ngang ngược đặt vào vùng biển nước ta năm 2014, Bộ Chính trị đã chủ trì và đánh giá tình hình, đưa ra các biện pháp rất phù hợp để giữ vững chủ quyền mà vừa giữ được môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Ai cũng biết, việc ông được tái đắc cử chức Tổng Bí thư là tâm điểm cho giới quan sát phân tích, bình luận, thậm chí ông là mục tiêu bới móc của những kẻ chống phá Việt Nam, nhưng tuyệt nhiên, người ta không thể tìm thấy bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy ông tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng. Hình ảnh ông đi chiếc xe cúp đời 82 một mình đến thăm thầy giáo cũ ở quê nhà Đông Anh đã lột tả về tấm gương liêm khiết thanh bạch của ông, cho dù ông là người có cương vị xã hội cao.

Như vậy, qua các việc mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã làm, đã chứng tỏ, người dân hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.

P/s: Bài có sử dụng tư liệu trên mạng, đặc biệt của FB Thanh Tâm (Xin lỗi vì không tìm lại được link).





No comments:

Post a Comment