2016/02/13

Đằng sau phong trào tự ứng cử ĐBQH khóa 2016- 2020?

Chiềng Chạ

Chân dung một số người "tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) niên khóa 2016- 2020 (Nguồn: Khang Nguyên). 

Theo một thống kê chưa chính thức từ Khang Nguyên, tính đến thời điểm hiện tại đã "một số nhà hoạt động xã hội và các nhân sĩ trí thức đã tự mình ứng cử vào vị trí Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) niên khóa 2016- 2020. Những người tiêu biểu đi đầu trong phong trào này là Ts Nguyễn A Nguyen Quang, nhà văn- nhà báo Phạm Thành, Ls Lê Luân....vv và một số trí thức khác". Và như thế, sẽ không chỉ có một mình vị Tiến sỹ Nguyễn Quang A tự biến mình trở thành "trò hề" vào dịp đầu năm mới mà còn có một số kẻ khác. 


Ở đây tôi sẽ không bàn đến chuyện những nhân vật tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) niên khóa 2016- 2020 có "đủ trình độ ứng cử, có tài và có tâm" hay không bởi đó mới là vấn đề thuộc về vế sau của câu chuyện đang được nói đến. Hay nói cách khác, vấn đề tiêu chuẩn chỉ thực sự đặt ra khi những con người cụ thể đó được dư luận chấp nhận, còn không nó cũng chỉ là một hiện tượng tự xuất hiện, tự tan rã mà thôi. Và đối chiếu với những cái tên tự ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) niên khóa 2016- 2020 vừa qua sẽ thấy rằng họ sẽ còn lâu nữa mới được dư luận chấp nhận chứ đừng nói đi sâu hơn vào Nghị trường tại Việt Nam. Thậm chí, những con người này chỉ cần nhắc đến tên thôi cũng đã khiến người ta tởm lợm và ngờ vực không thôi. 



Nói như thế để thấy rằng, tự thân những con người này tự biết, tự nhận thức được rằng dù với lí do gì đi nữa thì họ sẽ không thể tiến sâu hơn vào cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân với phương thức tự ứng cử hay được một ai đó giới thiệu. Song điều khó hiểu ở đây là những con người này vẫn cứ tiến hành dù họ biết sẽ không có thêm bất cứ sự đột biến hay phép màu gì? Đáng nói hơn, bên cạnh những cá nhân đang "cố đấm ăn xôi" thì không thiếu những kẻ đứng bên ngoài nhưng không quên cổ vũ, khuyến khích người khác dấn thân; Nguyễn Đình Ấm với stt gần đây có tên: "ỦNG HỘ PHONG TRÀO RA ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA 2016" là một ví dụ. 

Theo dõi rất sát các sự kiện chính trị nổi lên thời gian qua tại Việt Nam mà nổi bật Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa qua sẽ thấy rằng trước, trong và sau các sự kiện không thiếu những động thái từ một bộ phận người với dụng tâm phá hoại, gây nhiễu và hòng phá hoại sự kiện chính trị đó. Việc "Quốc hội xem xét, quyết định Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 dự kiến là Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2016" cũng không nằm ngoài sự chú ý của đám người này, nếu không nói đó là tâm điểm mà chúng sẽ phải thực hiện ngay sau khi thông báo được phát ra. Phát súng đầu tiên được phát ra là từ một "trưởng lão" trong giới "ăn vạ, chửi thề" tại Việt Nam - Tiến sỹ Nguyễn Quang A và không hiểu có phải nhất cử, nhất động của vị này có tính định hướng cho đồng đảng hay không nhưng ngay sau đó đã xuất hiện những "ăn theo, nói leo". Chúng cũng tự phát đi thông điệp tự ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020 trên các trang FB cá nhân. 

Tuy nhiên, như ở trên đã nói chúng hành động nhưng không hi vọng hành động của mình sẽ có được một kết quả tích cực. Và dường như động cơ hối thúc chúng thực hiện chỉ là để mình không bị lãng quên trong một sự kiện chính trị mà xét về quy mô, tầm quan trọng còn lớn hơn Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua? Cụ thể hơn, những cái tên như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Nghệ sỹ Vượng Râu, LS Lê Văn Luân.... sẽ bị quên lãng và không ai nhắc đến tên họ nếu họ không phải là một phần của sự kiện chính trị đó. Trong một bối cảnh như thế, nếu với phương thức đường đường chính chính gia nhập sự kiện chính trị đó chúng biết sẽ lực bất tòng tâm; thất bại trong cuộc chống phá sự kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã qua là một ví dụ sinh động và đầy thuyết phục cho điều này. Cho nên, thay vì thực hiện đúng cái quy trình bầu cử ĐBQH đã được Quốc hội công bố và thông qua thì đám người này lại tự chọn cho mình một lối đi riêng:Tự mình ứng cử ĐBQH (?)

Và với phương thức tiến hành ngay sau khi Quốc hội công bố kế hoạch cũng như thời điểm tiến hành bầu cử ĐBQH, chúng đã tự tạo cho mình một tiếng vang nhất định tới những ai quan tâm tới sự kiện chính trị đại quan trọng này. Vậy nhưng, thật tiếc cho các "dân chủ gia" khi chính họ đã nhận thức sai tầm hiểu biết cũng như khả năng thưởng thức chính trị của người dân. Có thể người dân sẽ không quá quan tâm hoặc không tham gia bình luận tích cực song họ đủ trình độ, đủ sáng suốt để nhận thức được rằng đâu là chính trị thuần túy, đâu là những hoạt động có tính giả hiệu, hình thức? Đó cũng là lí do sau khi phát ra thông báo tự ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã bị bóc mẽ và bị số người hiểu chuyện chuyên chửi thề cho đó là hành động nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. 

Cũng xin nói thêm, sau khi bóc mẽ, như một con rùa bị người khác tấn công, Tiến sỹ A đã tự thu mình để tránh sự đàm tiếu, dị nghị từ dư luận xã hội. Không biết những kẻ "ăn theo" hành động của Tiến sỹ A và những kẻ đang ra sức cổ vũ, khuyến khích "phong trào tự ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020' có hiểu được điều này không? Dừng và kết thúc cái gọi là "phong trào tự ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020' có lẽ là việc nên làm để đám người này không nhận thêm bất cứ những điều khó nghe khác từ dư luận xã hội! 

No comments:

Post a Comment