2016/01/31

SAU BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI MỸ: VÌ SAO CUBA TỚI PHÁP MỘT CÁCH "ĐƯỜNG ĐỘT"?

 http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/01/sau-binh-thuong-hoa-quan-he-voi-my-vi.html
 
 
Theo thông tin từ hãng tin AP, "Chủ tịch Cuba Raul Castro hôm nay lên đường tới Pháp, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Raul Castro tới Pháp nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa, du lịch giữa hai nước.
Chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh: AP)
Thông cáo của Điện Elysee nhấn mạnh, chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Raul Castro sẽ đánh dấu "một bước đi mới trong tiến trình củng cố quan hệ giữa hai nước".

Cũng theo phản ánh nội dung sẽ được hai bên ưu tiên trong chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Raul Castro tới Pháp là việc hai bên sẽ tuyên bố mở cửa Văn phòng của Cơ quan phát triển của Pháp tại La Habana (Cuba). Đây có thể xem là động thái như một lời cảm ơn của Cuba đối với nước Pháp sau sự kiện Tổng thống Pháp Francois Hollande trong chuyến thăm Cuba vào tháng 05/2015 đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp kinh tế đối với Cuba. 
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao không phải là một quốc gia tại Châu Mỹ hay một quốc gia nào khác có mối quan hệ tương đối gần gũi với Cuba mà phải là Pháp mới là điểm đến của Chủ tịch Cuba Raul Castro trong những ngày đầu năm 2016?  Phải chăng ngoài các lí do mà các cơ quan báo chí, ngoại giao của 02 nước đăng tải thì nên chăng việc Chủ tịch Cuba Raul Castro tới thăm Pháp còn có những căn nguyên khác? Xin được nói rõ thêm về những điều chưa biết xung quanh mối quan hệ mới bắt đầu này. 
Trước hết, phải khẳng định rằng trong quá khứ hay thời kỳ cận đại giữa Cuba và Pháp rất ít có mối quan hệ. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mới là hai quốc gia thiết lập sự đô hộ lên quốc đảo này trước những năm 50 của thế kỷ trước chứ không phải là Pháp hay Anh. Mối quan hệ giữa hai nước chỉ được hình thành sau khi mối quan hệ giữa Cuba và Mỹ có dấu hiệu ấm lên sau hành trình ngoại giao con thoi của người đứng đầu Tòa thánh Vatican - Giáo hoàng Francis. Chính vì vậy, dù chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Cuba vào tháng 05 vừa qua có đặt ra những triển vọng lớn lao trong quan hệ hai nước thì chuyến thăm của Chủ tịch Cuba tới Pháp lần này cũng rất đường đột. Song, chính sự đường đột đó cho thấy một quy luật thường thấy trong quan hệ quốc tế đương đại. 
Mục tiêu lớn nhất của Cuba là thúc ép Mỹ sớm dỡ bỏ các biện pháp kinh tế đối với mình. Đó cũng là thứ chìa khóa đề giúp Cuba nhanh chóng hòa nhập và hội nhập sâu hơn vào thị trường kinh tế tại khu vực Châu Mỹ. Vậy nhưng, trái hẳn với mục tiêu của Cuba thì người Mỹ dường như chưa toàn tâm, toàn ý theo đuổi và nâng tầm quan hệ với Cuba. Bằng chứng là họ vẫn cố ý phớt lờ những đề nghị của Cuba trong các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Raul Castro hay bằng con đường ngoại giao. Và dễ thấy rằng, dường như trước những động thái "gây khó" của người Mỹ, Cuba đang hết sức bế tắc trong hiện thực hóa mục tiêu của mình. Cuba sẽ không thể nào thuyết phục được Mỹ trong bối cảnh người Mỹ chưa cần lắm tới họ, Châu Á mới là trung tâm trong chiến lược của người Mỹ với mục tiêu là kìm giữ sự phát triển với tốc độ "phi mã" của Trung Quốc. 
Và đương nhiên, Cuba biết rất rõ điều này và để hóa giải điều này họ nhìn thấy ở Pháp vai trò của một quốc gia trung gian đủ sức để buộc Mỹ phải lắng nghe các nguyện vọng từ Cuba. 
Trên thực tế, dù không phải là một đồng minh thân cận đặc biệt của Mỹ tại khu vực EU như Anh hay Đức; tuy nhiên công bằng mà nói thì Pháp vẫn luôn là quốc gia có ý nghĩa chiến lược trong các mục tiêu mà người Mỹ hướng tới. Cụ thể là tiếng nói của Pháp trong vai trò là thành viên chính thức của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hay trong các quyết sách lớn của EU. Chính vì vậy, nếu nói rằng, tiếng nói của người Pháp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới người Mỹ thì cũng quả không sai. Đáng chú ý, trong bối cảnh lợi ích mới là vấn đề cốt lõi làm cho các nước xích gần lại với nhau hơn thì Pháp cũng không nhân nhượng hay chiều theo Mỹ một cách dễ dàng, không có điều khoản đi kèm. Cho nên, nếu Cuba đạt được được những thỏa thuận và nâng tầm quan hệ với Pháp trong thời gian tới thì chính Pháp sẽ là quốc gia đi đầu trong việc hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận trên nhiều  lĩnh vực đối với Cuba. 
Văn phòng của Cơ quan phát triển của Pháp tại La Habana (Cuba) được tuyên bố thành lập ngay trong chuyến thăm của Chủ tịch Raul Castro có thể xem là một sự khởi đầu hết sức thuận lợi để mối quan hệ này đi xa hơn. Và tôi tin chắc rằng càng đi sâu hơn trong mối quan hệ với Pháp thì đồng nghĩa với việc Cuba đến gần hơn với việc buộc Mỹ phải dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với chính mình! 
An Chiến

No comments:

Post a Comment