2016/01/08

Góp ý thế này thì ai mà không nghe?

http://molang0205.blogspot.com/2016/01/gop-y-nay-thi-ai-cha-nghe.html


Mẹ Đốp
Đã có một sự ngộ nhận "có chủ ý" liên quan đến việc ra nội dung Thư ngỏ gửi tới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ở Entry trước, Mõ có nhắc đến bức thư của một vị cựu Ủy viên Trung ương từng kinh qua nhiều cương vị quan trọng tại địa phương cũng như Trung ương có tên là Trịnh Văn Lâu và cũng không quên chi ra nguyên nhân khiến những bức thư như thế nhanh chóng bị rơi vào quên lãng, thậm chí khó có thể đến với tay chủ thể cần gửi đến. Và xin nhắc lại rằng "bức thư của ông Lâu là hết sức cẩu thả và tại sao có ý kiến "Thư gửi Tổng bí thư thế này thì ai nghe!" của Fbker Lăng Khắc Trọng bởi như đã nói ở trên, nếu như lí do thứ nhất, ông Lâu đã thể hiện mình là một đứa trẻ con dù ông đã về hưu và nên chăng với một sự việc cá nhân, mang tính riêng lẻ như thế thì có cần phải đến những vị cao như Tổng bí thư Đảng Cộng sản, tập thể Bộ Chính trị, ban bí thư TƯ Đảng xem xét? Ở lí do thứ hai , cũng không khá hơn là mấy, nó cho thấy ông Lâu rất ít kiến thức về hoạt động chính trị và cái cẩu thả, khó chấp nhận còn thể hiện ở sự quy chụp trong tình trạng thiếu thông tin, chứng cứ! Và thiết nghĩ rằng, để một bức thư đến và đề người được gửi xem xét thì nên chăng hãy tránh xa những thứ lỗi mà ông Lâu đã gặp phải trong bức thư nói trên!". 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Lê Đức Anh (Nguồn: http://www.tintuchangngayonline.com/2016/01/thu-cua-ai-tuong-le-uc-anh-gui-tong-bi.html). 

Trong một xã hội mà nấc thang dân chủ cũng như quyền thể hiện chính kiến của mỗi một người dân ngày càng được tăng cường thì xu hướng ra đời hình thức "thư ngỏ" là một lẽ tất yếu. Nó cho phép những ý kiến có tính cá biệt được đến với những chủ thể mà theo người gửi thư nếu xác lập "sự đồng ý" thì sẽ nhiều khả năng cải thiện, hoán đổi tình hình hiện tại theo chiều hướng tích cực, nhân văn hơn. Tuy nhiên, hãy khoan vội nói về những nội dung sẽ được gửi gắm, truyền tải trong Thư ngỏ, vấn đề đặt ra ở đây là liệu để một "thư ngỏ" thực sự "sống", thực sự sẽ đi đến cùng của sự việc thì "nội dung" thôi liệu đã đủ chưa, hay đó cũng chỉ là điều kiện "cần" trong đó. Cái "đủ" cần nói tới phải chăng là cách tiếp cận vấn đề, là thái độ cũng như nhiều yếu tố liên quan khác như trình độ nhận thức, tính khách quan, "động cơ" khi tiếp cận vấn đề? 

Quay trở lại với bức thư của ông Trịnh Văn Lâu gửi ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng CỘng sản Việt Nam cùng tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Phải thực thà công nhận rằng, ông Lâu là một người có trình độ với lí do là ông đã từng kinh qua những cương vị quan trọng của địa phương (Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long, Vĩnh Long), Trung ương (Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng). Cái yếu và cái chưa được của ông Lâu chính là thái độ khi tiếp cận vấn đề. Đọc nội dung bức thư tôi có cảm giác ông Lâu đang mắc phải tư tưởng "xét lại" kiểu cá nhân chủ nghĩa. 

Chúng ta hoàn toàn thông cảm cho ông Lâu ở sự "yêu - ghét" hết sức rõ ràng và mỗi một con người bình thường đều có, đều thể hiện (có chăng sự khác biệt là cấp độ và cách thể hiện), song nên chăng đối với một công việc "hệ trọng", liên quan nhiều mặt của đời sống xã hội như thế thì không có chỗ cho sự "yêu - ghét" bình thường. Thậm chí, trong đó sự 'yêu - ghét" trở nên hết sức tầm thường, nhỏ bé. Cái đáng tiếc là ông Lâu đã mang nó vào trong bức thư và từ chỗ ý định góp ý của ông rất tích cực song sự chi phối của cảm xúc đã khiến ông lệch hướng và nội dung đề cập đến đã bị "tầm thường hóa" lúc nào không hay. 

Tin chắc rằng, khi chỉ ra cái không hay, không được trong viết "thư ngỏ" thì rất nhiều người cũng cần có cái hay, cái được để so sánh, đối chiếu và tự rút ra cho chính mình cái nên làm, cần làm. Bức thư của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị BCHTW Đảng khóa V; VI; VII, nguyên cố vấn BCHTW khóa IX, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam gửi "Đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị - Ban Bí thư, các đồng chí Ủy viên BCHTƯ Đảng khóa XI" đề ngày "ngày 2 tháng 1 năm 2016" dưới đây có thể xem là một sự mẫu mực về cách góp ý nhiệt thành, khách quan và cũng đầy tâm huyết. 
Thư của Đại tướng Lê Đức Anh gửi Tổng Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương (Nguồn: http://www.tintuchangngayonline.com). 

Nhân đây cũng xin ra những điểm nổi bật trong bức thư của một vị lão thành, nguyên lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước qua nhiều thời kỳ, một người đã vừa bước qua tuổi 96 (Đại tướng Lê Đức Anh sinh năm 1920, tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

1. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp cận bức thư là bức thư không dài, chỉ trọn vẹn trong 1 trang A4, tuy nhiên không vì thế mà ảnh hưởng tới cấu trúc, tính quy phạm văn bản (đề dẫn, các nội dung có tính nguyên nhân....) hay nội dung cần chuyển tải đến. Sự trọn vẹn trong bức thư của Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ cho thấy một tầm cao trong mặt cấu trúc văn bản của một nhà lãnh đạo ở vào độ tuổi "xưa nay hiếm" mà còn cho thấy sự nghiêm túc, tâm huyết khó ai có thể sánh kịp của Đại tướng bởi nếu không thực sự nghiêm túc sẽ rất dễ dẫn đến sự cẩu thả. 

2. Đại tướng không ngần ngại đi vào những nội dung mà dư luận đang quan tâm liên quan đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới: Vấn đề nhân sự. Theo Đại tướng thì để đảm bảo kỳ đại hội sắp tới chọn được những nhân sự thực sự có tài, có đức, có tâm huyết và thực sự là động lực đưa đất nước đi lên thì việc bám sát, thực thi đúng các nguyên tắc tổ chức xây dựng đảng, nguyên tắc sinh hoạt - bầu cử trong đảng trở thành một vấn đề xương sống; mọi sự thoát li các nguyên tắc mang tính cốt lõi đó sẽ khiến chệch hướng, chệch mục tiêu phấn đấu: "Điều lệ của Đảng ta luôn xác định “lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”thực hiện thiểu số phục tùng đa số. Trong thực hiện dân chủ, cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ ba quyền cơ bản của đảng viên: quyền đề cử, quyền ứng cử và quyền bầu cử. Tất cả các Nghị quyết, Quy định do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành không được trái với Điều lệ của Đảng hiện hành". Có thể xem đây như một thứ kinh nghiệm dù ai cũng biết nhưng không phải cũng nhớ khi thực hiện. Đại tướng Lê Đức Anh đã "nhấn mạnh" và nhắc lại cho các nhà lãnh đạo đời sau không được quên. Và xin khẳng định lại rằng chỉ riêng với điều này thôi, Đại tướng đã thể hiện rõ sự trách nhiệm của mình không chỉ trước Đảng mà còn là trước đất nước! 


Liên quan vấn đề "chọn giới thiệu và bầu người làm Tổng Bí thư của Đảng", Đại tướng đã nhấn mạnh: "việc chọn giới thiệu và bầu người làm Tổng Bí thư của Đảng, phải là người có quan điểm thái độ thật sự dân chủ, hành động kiên quyết kịp thời, có năng lực tổ chức, huy động sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế cho công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia Dân tộc, mà trọng tâm hiện nay là giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tổ chức chỉ đạo xây dựng phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ngày một giàu mạnh". Mặc dù những tiêu chuẩn mà theo ý kiến chủ quan của Đại tướng không mới, thậm chí đây là các nội dung từng được các nhà dự thảo văn kiện các kỳ đại hội của Đảng Cộng sản đưa vào; nhưng xin thưa rằng trong bối cảnh mà lời phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang bị xuyên tạc về tiêu chuẩn của chức danh Tổng bí thư ("là người miền Bắc, phải có trình độ lí luận...") thì lời góp ý có tính chất nhắc lại này là rất đỗi quan trọng. Nó giúp xóa tan những tin đồn ác ý, có chủ tâm của một đám người xấu bụng trước thềm Đại hội sắp tới.

No comments:

Post a Comment