2016/01/26

Có nên đưa đám zận chủ vô công rỗi nghề đi nghĩa vụ quân sự?

Loa Phường
 Nghĩa vụ quân sự (NVQS)  là bắt buộc đối với mọi công dân, dù luật pháp nước nào cũng đều theo “chuẩn” này để duy trì quân đội, tuyển chọn tinh binh, đề phòng có biến thì có sẵn “quân nhân” huy động...Bất cứ công dân nào từ 18 tuổi – 27 tuổi đều thuộc diện đi NVQS nếu đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe. Trong làng zân chủ, Nguyễn Tiến Trung sau khi học Thạc sỹ về công nghệ thông tin ở Pháp về đã được đi NVQS 18 tháng, bởi vậy, điều này không có gì khó khăn nếu nghiên cứu áp dụng đại trà.

Từ ngày 01/01/2016, Luật nghĩa vụ quân sự đã có hiệu lực và thay thế Luật nghĩa vụ quân sự 1981, sửa đổi 1990, sửa đổi 1998 và sửa đổi 2005. Tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015, tăng thời gian từ 18 tháng lên 24 tháng, tăng tuổi và mở rộng diện đi NVQS, đối với sinh viên đại học có thể kéo đến 27 tuổi, sinh viên, học sinh cao đẳng, đại học không được tạm hoãn NVQS như trước đây. Các hành vi trốn tránh NVQS, chống đối hay cản trở việc thực hiện NVQS , lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về NVQS...bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý theo Bộ luật hình sự. Riêng hành vi trốn tránh NVQS, có chế tài cụ thể như: 
- Không có mặt đúng thời gian, địa điểm kiểm tra khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
- Người khám sức khỏe làm sai lệch kết quả phân loại nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự, hối lộ tiền hay lợi ích vật chất khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cán bộ, nhân viên y tế làm sai lệch yếu tố về sức khỏe bị phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng.
- Không có mặt đúng thời gian, địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng bị phạt tiền từ 1.5 – 2.5 triệu đồng.
Đã bị phạt tiền mà còn tái phạm, đối với công dân vi phạm sẽ bị phạt tù 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Đối với cán bộ nếu đã bị phạt tiền mà còn tái phạm thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Vấn đề đặt ra, với đối tượng có tư tưởng chống Đảng, Nhà nước, việc thực hiện NVQS đối với diện này có vi phạm về nguyên tắc tuyển dụng, có ảnh hưởng xấu đến môi trường quân đội, có bị chúng lợi dụng để làm xấu hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam...có thể là nguyên nhân chính khiến chính quyền địa phương và ngành quân đội lâu nay “tránh né” tuyển dụng đám zận chủ này thực hiện NVQS. Tuy nhiên cách xử lý này cần xem xét lại, vì một số vấn đề xin đưa ra lạm bàn:
- Việc những đối tượng xấu này không phải thực hiện NVQS có phải là “ưu đãi” dành cho những kẻ chống chính quyền? Những người yêu nước, những thanh niên sống có trách nhiệm có thấy công bằng hay không?
- Liệu chúng có làm hỏng, làm xấu môi trường quân đội? Đương nhiên sẽ ảnh hưởng nhưng không phải không giải quyết được.
Quân đội sẽ giáo dục, rèn luyện, giúp họ nhận ra giá trị thực của lòng yêu nước, trách nhiệm công dân với đất nước, tách ra khỏi môi trường Internet, rèn luyện trong môi trường chiến đấu sẽ khiến họ thấm thía về xương máu cha ông đem lại hòa bình hôm nay cũng như giá trị cống hiến của báo chiến sỹ quân đội, và các ngành nghề khác đang âm thầm cống hiến, bảo vệ, xây dựng đất nước. Nếu không “cải tạo” được tư tưởng của họ thì chí ít cũng cho họ thấy những “giá trị” mà họ sẽ không có được khi chìm đắm trong môi trường độc hại khi phá hoại đất nước, rước giặc vào nhà...
- Liệu có vi phạm nguyên tắc tuyển quân về lí lịch, thái độ chính trị...? Phàm họ là công dân Việt Nam, chưa bị xử lý về luật pháp thì vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, không thể có biệt đãi hay tránh né nào. Phàm họ vẫn là công dân Việt Nam, xã hội cần có trách nhiệm giáo dục, đưa họ về hòa nhập cộng đồng, có ý thức và trách nhiệm công dân đúng đắn, việc viện vào lý do sợ nọ sợ kia mà loại họ ra khỏi NVQS là nguy cơ bất  bình đẳng xã hội, đẩy họ sang phía địch, chối bỏ trách nhiệm giáo dục công dân.
- Với loại có tư tưởng chống chính quyền chỉ dành nhà tù cho chúng chứ không phải là làm ô uế hình ảnh quân đội? Rõ ràng cho đến khi chúng chưa bị xử lý hình sự thì chúng vẫn là công dân Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung cũng từng diễn trò này để “hù” quân đội nơi tuyển dụng và quản lý hắn ta, kiểu như sẽ biến quân đội thành “đa đảng”, sẽ gây dựng, thu hút, phát triển lực lượng, khuếch trương thế lực chống Đảng xâm nhập vào quân đội...Thực tế sau 1,5 năm đi NVQS về, Tiến Trung im hơi lặng tiếng, chẳng gây dựng được “lực lượng đối lập” nào trong quân đội, chẳng làm bất cứ hành động nào làm xấu hình ảnh quân đội mà phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật và điều lệnh đặt ra.
Hiện nay, số tay chân, cầm đầu chống đối, nguy hiểm kiểu như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung không nhiều, đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn là thành phần a dua, bị lôi kéo, bị số cầm đầu lòe mị, bị tiêm nhiễm bởi cái hào nhoáng về dân chủ, nhân quyền phương tây mà không hiểu bản chất của nó là cái gì. Việc rà soát, đưa số trẻ này đi NVQS bắt buộc, tạo môi trường giáo dục tốt, cách ly với thế giới ảo và đồng bọn, có cơ may giúp họ trở thành công dân tốt. Còn không, ít nhất thì họ cũng có thể hiểu được những giá trị đích thực như đã phân tích ở trên. Mong nhận được nhiều ý kiến bàn luận về ý tưởng này.

No comments:

Post a Comment