2016/01/27

Bạn đọc cần tố cáo sai phạm của Tuổi trẻ Online?

Loa Phường




 Hiện trên mạng facebook lan truyền dòng trạng thái trích lời bạn đọc của fanpage báo điện tử Tuổi trẻ Online thể hiện bất bình với kết quả bầu chọn nhân sự Đại hội Đảng XII khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Đại hội chấp thuận rút lui đề cử vị trí ứng cử viên BCHTW khóa XII theo kiểu “Tiếc nuối vì sẽ không còn ai sẽ đại diện cho nhân dân nói câu “...để đổi lấy những thứ hữu nghị viển vông”. Hiện dòng trạng thái trên không còn trên fanpage này nữa, nhưng đã bị một số fbker chụp lại và gọi kiểu phát tin và bình luận của Tuổi trẻ Online là dạng “bn côn đồ đội lt báo chí ”, “kền kền non”....


Phàm là một tờ báo lớn, việc đưa tin, phản ánh diễn biến Đại hội đến bạn đọc là bình thường, nhưng riêng cách “phản ứng” thông tin kiểu này, nếu đúng như tố cáo của cộng đồng mạng, thì Tuổi trẻ Online đã tự đánh mất vai trò đưa tin khách quan, trung thực, tự biến mình thành thứ phương tiện tuyên truyền thù địch, hạ uy tín, vu cáo, bôi lem các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác, chia rẽ nội bộ... kiểu BBC, RFA, VOA hay trang mạng phản động như Dân Làm báo, Dân luận, Ba Sàm...
 
 Sau khi Đại hội XII bỏ phiếu về xem xét đồng ý hay không đồng ý cho các ứng cử viên rút đề cử, không chỉ có Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng mà còn 29 ứng cử viên khác, tiêu biểu như “có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải. nhưng lại được báo Tuổi trẻ giật tít kiểu “​Đại hội XII: Thủ tướng không có tên trong danh sách bầu cử” cùng với dòng trạng thái bình luận về bài báo trên của độc giả, càng cho thấy, bản thân tờ báo này đã đánh mất vai trò “phản ánh” mà cho thấy rõ động cơ kích động, chia rẽ nội bộ theo đúng ý đồ xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch trên các trang mạng phản động.
 Lâu nay, dư luận cũng bức xúc với việc các tòa báo “không kiểm soát” các bình luận của độc giả với ý đồ chính trị, tư cách đạo đức xấu dưới phần bình luận các bài báo của mình. Việc lan truyền bình luận có nội dung xuyên tạc thông tin là hành vi vi phạm pháp luật bởi tòa báo phải có người quản trị, làm tốt vai trò giữ gìn thông tin phản ánh đến độc giả khách quan, không bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng. Tuy nhiên khâu bình luận này đang bị nhiều tòa báo “thả nổi”. Nay, thậm chí, báo Tuổi trẻ Online còn khai thác “bình luận của bạn đọc” để đưa lên trang tin và lan truyền bài báo giật tít với động cơ thiếu trong sáng trên, thì rõ ràng không còn là vấn đề có thể xem nhẹ được nữa.
 
Để có căn cứ xem xét, xử lý với tòa soạn báo này, tác giả đề nghị những độc giả trực tiếp đọc dòng trạng thái trên, nhất là facebooker đã chụp lại dòng trạng thái trên từ fanpage Tuổi trẻ Online nên làm đơn tố cáo gửi đến Cục Báo chí của Bộ Thông tin Truyền thông và Cơ quan chủ quản tờ báo này đề nghị xem xét trách nhiệm người quản trị và các cá nhân liên quan cũng như cần có hình thức xử lý thích đáng. Việc làm này thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết với những kẻ lợi dụng báo chí chống phá Đảng, Nhà nước dù với động cơ cố ý hay vô ý, nó đã tự đánh mất mình và đánh mất uy tín với bạn đọc, khiến dư luận lo lắng về việc có hay không tờ báo này để những “rận chủ” thao túng?

No comments:

Post a Comment