2015/12/03

XUẤT HIỆN THÊM MỘT NHÂN TỐ CẠNH TRANH ĐỘ CUỒNG MỸ VỚI LÊ THĂNG LONG?

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/12/xuat-hien-them-mot-nhan-to-canh-tranh-o.html


U mê, mù quáng cuồng "thiên đường" Mỹ, sùng bái Mỹ tới mức cuồng tín, cực đoan, không phân biệt đâu là mặt trái, mặt tốt để chọn lọc không phải là chuyện hiếm, nhất là đối với các nhà "dân chủ" Việt Nam. Dường như, đó là điểm chung của cả phường "zân chủ". Chúng ta từng chứng kiến một Lê Thăng Long suốt ngày cứ hoang tưởng mình là Tổng thống Mỹ đến nỗi còn đặt "nick name" là Lincoln Long (theo tên Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln) và nhiều loài "rận" khác. Và mới đây, một "tín đồ" cuồng "thiên đường" Mỹ lại xuất hiện với các luận điệu của một kẻ mù quáng, cách nhìn phiến diện, lệch lạc mang tên Phạm Đình Trọng.  
Mang danh được ăn học đàng hoàng nhưng Phạm Đình Trọng đã bị đồng tiền bẩn thỉu từ hải ngoại mê hoặc nên đã trở thành một "dân chủ" thịt ba rọi (Nguồn: Internet)

Trong bài viết của tít "Lạc lõng", được Đinh Ngọc Thu - người phụ nữ kiêm đệ tử thân cận của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và cũng là kẻ đang điều hành, quản lý trang blog Ba Sàm với những bài viết sặc mùi kích động, bóp méo và xuyên tạc về các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam) đăng tải trên trang Ba Sàm. Nội dung bài viết, kẻ cuồng Mỹ Phạm Đình Trọng viết về Tổng thống (TT) Mỹ Obama như một biểu tượng vĩ đại về quyền con người. Điều sẽ chẳng có gì để bàn nếu y cứ miên man với "thần tượng" Obama và Mỹ nhưng Phạm Đình Trọng lại viết về TT Mỹ Obama nhưng lại đặt trong mối quan hệ so sánh khập khiếng giữa TT Mỹ Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để rồi kết luận điên rồ, phiến diện khi cho rằng, lãnh đạo Việt Nam không được như lãnh đạo Mỹ vì không hành động vì con người?!

Được biết, bài viết của Phạm Đình Trọng xuất phát từ sự kiện lãnh đạo các quốc gia tới Thủ Đô Paris, Pháp để tham dự Hội nghị về Biến đổi khí hậu. Giọng lưỡi so sánh của Phạm Đình Trọng như sau:

Khi đặt chân tới Pháp, TT Mỹ Obama việc đầu tiên là đến nhà hát Bataclan, quận 11 trung tâm Thủ đô Paris, cúi mình tưởng niệm 118 người dân trong nhà hát Bataclan bị các tay súng cực đoan IS xả súng giết hại đêm 13/11/2015. Còn việc làm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đặt chân đến đất nước Pháp là đến vườn hoa của thành phố Montreuil, ngoại ô Paris nơi có tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tưởng niệm Bác Hồ. Theo Phạm Đình Trọng thì việc làm của TT Mỹ Obama khi nghiêng mình, cúi đầu trước địa điểm mà hơn 100 người dân Paris bị khủng bố đánh bom, xả súng giết hại là "vóc dáng lớn lao", là "thứ chính trị cao cả, chân chính, bền vững", là thứ "hướng đến con Người".

Khi nói về việc làm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đặt chân lên đất nước Pháp thì luận điệu của Phạm Đình Trọng lươn lẹo như sau:
"Đến với Paris, Pháp là "đến với nhân loại" nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "vẫn chỉ biết có lãnh tụ của mình", chỉ biết "mang hoa đến lãnh tụ của đảng mình là thứ chính trị nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ biết có đảng chính trị của mình, không biết đến con Người, không biết đến loài Người, không biết đến thời đại. Đảng chính trị thực chất chỉ là công cụ, là phương tiện để giành quyền lực, để có quyền lực. Đứng giữa đám tùy tùng trước bức tượng đá Hồ Chí Minh trong vườn hoa Montreuil hiu quạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thật lạc lõng với thế giới, lạc lõng với thời đại, càng lạc lõng với loài Người! Người lãnh đạo đất nươc lạc lõng thì cả dân tộc lạc lõng!”  
Về luận điệu này của Phạm Đình Trọng, tôi xin có mấy lời sau:

Thứ nhất, xin khẳng định rằng, luận điệu trên của Phạm Đình Trọng đã thể hiện một con người Trọng khi nhận thức non kém về chính trị nhưng lại thích thể hiện bản thân. Ông cha ta ngày xưa đã có câu: "Biết thì nói, không biết thì dựa cột mà nghe" nhưng có lẽ rằng, do hấp tấp, nóng vội muốn đánh bóng bản thân nên Phạm Đình Trọng đã biên bài viết mà qua nội dung bài viết này đã toát lên ở Trọng một sự nhận thức quá non kém, đặc biệt là về chính trị. 

Thứ hai, việc Phạm Đình Trọng tâng bốc, ca ngợi TT Mỹ Obama khi đến đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Pari thiệt mạng vì khủng bố IS là "thứ chính trị vì con người", mang "tầm vóc thời đại". Vậy, trước khi viết như vậy, Phạm Đình Trọng đã đặt câu hỏi ngược lại chưa? Nguồn cội của vấn đề như thế nào lại dẫn đến sự kiện ngày 13/11/2015 đẫm máu tại Paris? Gần 200 nạn nhân thiệt mạng tại Paris do lực lượng khủng bố IS gây ra. Lực lượng khủng bố IS từ đâu gây ra? Chính sách 02 mặt cộng với sự can thiệp quá sâu của nước Mỹ ở Iraq, Lybia rồi lại Syria... Mỹ tài trợ cho IS bằng các con đường khác nhau để lợi dụng lực lượng này ở các khu vực Trung Đông và một số điạ điểm khác nhằm án ngự các cường quốc mạnh khác hòng đạt mục đích xưng hùng, xưng bá của mình. Tuy nhiên, "người tính không bằng trời tính", các tay súng cực đoan IS đã không hoàn toàn theo con đường do Mỹ vạch ra, thậm chí còn quay trở lại tấn công cả người Mỹ nên Mỹ đã thành lập liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu nhằm ngăn chặn sự bành trướng của lực lượng khủng bố này. Nhưng, dường như Mỹ không bao giờ muốn diệt trừ, loại bỏ hẳn vĩnh viễn lực lượng IS ra khỏi nhân loại vì còn muốn lợi dụng lực lượng này vào mục đích của Mỹ. (Xem thêm: Ở đây).

Đặc biệt, hành động gần đây nhất của một thành viên trong Liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ đã cho tiêm kích F16 bắn hạ không kích Su24 (chiếc không kích khi đang thực hiện nhiệm vụ của nó vào các mục tiêu IS) của Nga đã dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh vấn đề này. TT Nga Putin gọi đây là hành động "đâm lén sau lưng" Nga và "đồng lõa với khủng bố". (Xem thêm"Vụ bắn hạ máy bay Nga: Nước cờ tàn của Thổ Nhĩ Kỳ")

Không chỉ ở Paris ngày đen tối 13/11 vừa qua mà trước đó và ngay cả hiện tại và ngày mai, hàng nghìn tính mạng của người dân vô tội ở Bắc Phi-Trung Đông, nhất là người dân Syria đã, đang và sẽ bị  uy hiếp từng ngày và sợi dây mong manh giữa rằn sống - chết không biết lúc nào vì sự can thiệp sâu và các chính sách dung dưỡng các tay súng cực đoan của Mỹ. 

Vậy, hành động đầu tiên của TT Mỹ Obama khi đến Paris, đến nhà hát Bataclan để cúi mình tưởng niệm các nạn nhân đã thiệt mạng trong cuộc khủng bố ngày 13/11 vừa qua liệu có thực sự là thứ "chính trị vì con người" và "mang dáng dấp thời đại" hay không? Nếu theo lập luận của Phạm Đình Trọng thì việc một kẻ gián tiếp gây ra cái chết của những người thân trong gia đình, rồi sau đó kẻ này không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà nhởn nhơ bên ngoài, giả nhân giả ngãi đến "cúi mình" trước những nạn nhân? Và Phạm Đình Trọng cho rằng, những hành động tương tự như vậy là "nhân văn"?

Thứ ba, khi Paris bị lực lượng khủng bố IS đánh bom, Việt Nam đã lên tiếng chia buồn cùng với nhân dân Pháp. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến đặt hoa tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam không có gì là "lạc lõng", là "thứ chính trị thấp hèn". Văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, rất đề cao tâm linh. Người Việt thường hay truyền miệng nhau, "trong tâm có nhau là được". Đúng vậy, hành động là vẻ bề ngoài, nó không thể là căn cứ đánh giá hoàn toàn phẩm hạnh của một cá nhân hay đại diện cho một quốc gia. 

Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến đặt hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là thể hiện truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam, đó là "uống nước nhớ nguồn". Lãnh tụ của dân tộc mình, Người lãnh đạo nhân dân Việt Nam, thoát khỏi ách đô hộ, áp bức, khai thác của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Vậy, việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là việc làm hợp với lòng dân, với lẽ thường tình và đạo lý của người Việt Nam "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Dẫu biết rằng, những kẻ "dân chủ" thì luôn cho rằng, Việt Nam là đất nước nghèo nàn, không đáng sống như "thiên đường" Mỹ và chúng luôn đem dân tộc mình, đất nước mình ra bêu xấu, thậm chí sẵn sàng phỉ nhổ vào hình ảnh của Tổ quốc để đổi lấy những đồng tiền bẩn thỉu từ các ông trùm hải ngoại phản động. Chúng chấp nhận làm "fan" cuồng một đất nước chỉ vì lợi ích quốc gia mình mà không đái hoài đến quốc gia khác, nạn phân biệt chủng tộc, sự phân hóa giàu - nghèo và chỉ biết cuồng tín, cực đoan với mỹ từ "thiên đường" Mỹ. Phạm Đình Trọng là một trong những kẻ núp bóng đầu tranh "dân chủ" là vậy.

An Chiến

No comments:

Post a Comment