2015/12/04

Thổ Nhĩ Kỳ – “con tốt đen” trên bàn cờ lớn của Mỹ ở Trung Đông


Thổ Nhĩ Kỳ – “con tốt đen” trên bàn cờ lớn của Mỹ ở Trung Đông
Trong khi đó, Chính quyền Ankara tuyên bố họ bắn rơi Su-24 vì chiếc máy bay này xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trong 17 giây và đã được cảnh báo tới 8 lần. Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn không được chứng minh bằng các luận cứ có sức thuyết phục. Còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thanh minh, do “không biết đó là máy bay của Nga” nên mới ra lệnh tấn công.
Được biết, năm 2012, khi 1 máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Syria và bị Quân đội Syria bắn rơi, Tổng thống Erdogan tuyên bố “sự xâm phạm đó trong một thời gian ngắn không đủ cơ sở để Syria tấn công”. Thế nhưng lần này, theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, thì máy bay Su-24 của Nga chỉ bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong 17 giây nhưng đã bị Tổng thống Erdogan ra lệnh bắn hạ. Thật là tiền hậu bất nhất.
Các chuyên gia quân sự đã bác bỏ lập luận của Thổ Nhĩ Kỳ vì ngay cả khi Su-24 của Nga có xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ chăng nữa thì trong vòng 17 giây phía Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện báo động 8 lần và ra lệnh cho máy bay cất cánh để đánh chặn.
Ngày 2-12-2015, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mega, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos-một thành viên của NATO, khẳng định, máy bay ném bom Su-24 của Nga đã bị Thổ Nhĩ Kỹ bắn rơi trong không phận Syria. Phía Hy Lạp cũng cho biết, máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần xâm phạm không phận Hy Lạp những do chính quyền Attens kiềm chế nên đã không xẩy ra xung đột.
Tuy nhiên, từng bước một, dư luận cũng như giới phân tích chính trị quốc tế bắt đầu nhận thấy trong sự kiện này, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là “con tốt đen” trên bàn cờ lớn của Mỹ ở Trung Đông và Tổng thống nước này-ông Erdogan, bắt đầu để lộ chân tướng của một kẻ ôm ấp nhiều tham vọng nhưng lại chơi cuộc chơi bẩn thỉu, được thể hiện bằng hành động can thiệp của chính quyền Ankara vào cuộc khủng hoảng Syria thông qua các hoạt động ủng hộ các lực lượng khủng bố, trước hết là tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant”, gọi tắt là ISIL (The Islamic State of Iraq and the Levant)-tiền thân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (The Islamic State-IS), để lật đổ chính thể của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân xuất phát từ tham vọng phiêu lưu của Tổng thống Erdogan
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ dính líu của vào cuộc khủng hoảng Syria, đặc biệt là trong vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga, được giới phân tích coi là “con tốt đen” trên bàn cờ lớn của Mỹ ở Trung Đông.
Lí do là, tổng thống nước này, ông Erdogan, là đồng tác giả cùng với một số chuyên gia chính trị hàng đầu ở Washington xây dựng và thực thi Chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ G.W.Bush. Mục đích hướng tới của chiến lược này là nhằm “vẽ lại bản đồ” của một vòng cung địa-chính trị rộng lớn kéo dài từ Châu Phi qua Trung Đông, Trung Ấ và Nam Á.
Theo Chiến lược Đại Trung Đông, Mỹ sẽ xóa sổ nhiều quốc gia ở khu vực này và hình thành các quốc gia mới. Năm 2012, vào thời điểm cuộc khủng hoảng Syria leo thang tới đỉnh cao, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng tuyên bố không hề úp mở rằng sứ mệnh của nước Mỹ hiện nay là “mở ra một kỷ nguyên mới”, trong đó Hoa Kỳ sẽ cũng với các đồng minh “vẽ lại bản đồ thế giới”, trong đó sẽ hình thành các quốc gia mới.
Chiến lược Đại Trung Đông được Tổng thống G.W.Bush công bố tháng 06-2004 tại Hội nghị thượng đỉnh G-8 được tổ chức ở Mỹ nhưng đã bị lãnh đạo các nước Egypt, Libya Syria và nhiều nước khác phản đối.
Sở dĩ Tổng thống Erdogan tích cực tham gia xây dựng và thực thi Chiến lược Trung Đông Lớn của Mỹ là do ông theo đuổi tham vọng tận dụng cơ hội Mỹ “vẽ lại bản đồ Trung Đông” để “vẽ lại bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ” nhằm khôi phục “Đế chế Ottoman vĩ đại”.
Đế chế Ottoman đã từng tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế chế Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích rộng tới khoảng 5,6 triệu km².
Tổng thống Erdogan cũng đã từng tuyên bố rằng, một vùng rộng lớn trong vành đai địa-chính trị Đại Trung Đông nằm giữa vùng Balkans, Caucasus và Bắc Phi là thuộc “chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ” (!?). Nắm bắt được tham vọng này của Tổng thống Erdogan, Mỹ đã sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ như một tên lính xung kích trong “cuộc thập tự chinh” ở Trung Đông, nhưng trên thực tế chỉ là “con tốt đen” trên bàn cớ lớn của Mỹ ở khu vực này.
Chính vì thế, trong hơn 4 năm qua, kể từ khi “Mùa Xuân Arập” bùng phát ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tích cực nhất và hăng hái nhất ủng hộ kế hoạch chiến lược của Mỹ sử dụng cái gọi là “các lực lượng đối lập”, trong đó tập hợp gần 30 tổ chức khủng bố đến từ 80 quốc gia, để lật đổ chính thể của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong những năm qua, lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trại huấn luyện khổng lồ của đủ loại chiến binh khủng bố để tung vào hoạt động ở Syria. Để hợp pháp hóa các chiến binh khủng bố thành “các lực lượng đối lập”, chính quyền Ankara đã cấp hộ chiếu giả Syria cho lực lượng này. Cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều có chung một mục đích là bằng mọi giá tiêu diệt Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nếu với Mỹ, tiêu diệt Tổng thống Syria Bashar al-Assad vừa nhằm xóa sổ nhà nước Syria, vừa loại bỏ được một đồng minh chiến lược của Nga ở Trung Đông, thì đối với Tổng thống Erdogan đây là cơ hội để mở rộng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ sang một phần rộng lớn ở Syria và loại bỏ ý định của người Kurd thành lập Nhà nước Kurdistan độc lập. Nếu kế hoạch này của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thành công, nhà nước Syria sẽ bị xóa sổ vình viễn theo ý đồ chiến lược “vẽ lại bản đồ” Trung Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ bao che và ủng hộ ISIL/IS và nhiều tổ chức khủng bố khác mà còn tiến hành các vụ kinh doanh lậu dầu mỏ do IS khai thác được từ các mỏ dầu do chúng kiểm soát ở Iraq và Syria. Bằng khoản thu nhập siêu lợi nhuận do buôn lậu dầu mỏ, ISIL/IS mua vũ khí và tuyển mộ hàng ngàn nhân viên mới đến từ nhiều quốc gia để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo nhất và đẫm máu nhất ở Syria. Bằng hoạt động kinh doanh bẩn thỉu này, Thổ Nhĩ Kỳ thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Chính vì thế, khi Nga mở chiến dịch chống IS ở Syria và giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện cho Quân đội Syria giải phóng phần lãnh thổ do IS kiểm soát, trong khi Mỹ tỏ ra hoảng hốt trước nguy cơ phá sản của Chiến lược Đại Trung Đông, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng đứng trước nguy cơ tan vỡ tham vọng phục hối Đế chế Ottoman. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ đang mất một khoản thu nhập khổng lồ do kinh doanh lậu dầu mỏ của IS.
Do đó, cả Washington và Ankara tìm mọi cách làm phá sản mọi nỗ lực của Matxcơva. Chiến dịch bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga Su-24 chính là nhằm mục đích này.
Mỹ đạo diễn, Thổ Nhĩ Kỳ thực thi kịch bản
Sau khi phân tích toàn bộ diễn biến chiến dịch bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga, các chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí vũ trụ của Nga, rút ra kết luận rằng Mỹ là bên đạo diễn toàn bộ kịch bản bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga với sự tham gia của 2 đồng minh chiến lược là Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút.
Theo kịch bản này, ngày 24-11-2015, máy bay trinh sát, chỉ huy và báo động sớm từ xa của Mỹ E-3 Sentry AWACS (Airborne Warning and Control System) cất cánh từ căn cứ không quân Preveza ở Hy Lạp-một thành viên của NATO. Một chiếc E-3A khác của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Riyadh của Arập Xêút. Cả hai máy bay này được giao cùng một nhiệm vụ là xác định chính xác vị trí của tất cả các máy bay chiến đấu của Nga đang hoạt động ở Syria. Trong số những máy bay Nga bị Mỹ phát hiện, họ đã chọn Su-24 làm mục tiêu tấn công.
Theo kịch bản này, Mỹ đã xác định chính xác chế độ hoạt động của rađa điều khiển vũ khí của Su-24, xem rađa này đang hoạt động ở chế độ tìm mục tiêu hay tấn công, hay là đã hoàn thành nhiệm vụ. Phía Mỹ đã xác định chính xác thời điểm Su-24 vừa hoàn thành nhiệm vụ và đang trên đường trở về căn cứ trong trạng thái không đề phòng và đang trong theo chế độ dẫn đường từ hệ thống định vị toàn cầu GLONASS của Nga.
Toàn bộ thông tin về chế độ hoạt động của Su-24 được các máy bay E-3 của Mỹ chuyển cho 2 máy bay chiến đầu F-16 CJ của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là loại máy bay F-16 được Mỹ sản xuất chuyên dụng để cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ-một đồng minh trong NATO. Đặc điểm của loại F-16 này là được lắp một hệ thống máy tính điều khiển rađa thế hệ mới AN/APG-68 đóng vai trò như phi công thứ 2 làm nhiệm vụ hoa tiêu.
Để cung cấp thông tin chính xác về Su-24 của Nga cho các máy bay F-16 CJ của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ còn sử dụng hệ thống phòng không Patriot của Mỹ được trang bị rađa nhiều chức năng AN/MPQ-53. Ngoài ra, tham gia chiến dịch này còn có cụm vệ tinh chuyên thực hiện nhiệm vụ chiến tranh điện tử và vệ tinh trinh sát mặt đất hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh “Geosat” của Mỹ.
Được sự hướng dẫn của hệ thống trinh sát điện tử, 2 máy bay F-16CJ của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận tới Su-24 của Nga ở cực li 4-6km và sử dụng tên lửa không-đối-không AIM-9X Sidewinder nhằm bắn vào phía đuôi (“sau lưng”) Su-24 của Nga. Đương nhiên, nếu Su-24 được bảo vệ bằng các máy bay tiêm kích Su-30 của Nga thì F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không thể có được cơ hội thực hiện đòn tấn công này. Phía Nga không thể ngờ được Su-24 sẽ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vì chính họ cũng đang tham gia chiến dịch chống IS cùng với Mỹ.
Như vậy, chiến dịch bắn rơi Su-24 của Nga được Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp thực hiện rất bài bản và công phu. Chính vì vậy mà Tổng thống Nga V.Putin hoàn toàn có sơ sở để khẳng định đây là “cú đâm từ sau lưng”, còn nhiều chính khách và chuyên gia phân tích trên thế giới gọi đó là “cuộc chơi bẩn thỉu” của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước khi máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ trang bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, Cục trưởng Cục tình báo ngoại tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hakan Fidan, đã từng tuyên bố rằng chiến dịch quân sự của Nga chống IS là “hành động vi phạm thô bạo các nguyên tắc của Liên hợp quốc”. Ông Hakan Fidan còn kêu gọi các nước Phương Tây công nhận IS và đề nghị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho phép IS mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Istambul. Jean-Luc Mélenchon, Phó Chủ tịch “Mặt trận nhân dân Pháp” và là Nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu nhận định: “Thảm kịch Su-24 của Nga chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi một trò chơi bẩn thỉu thực sự nhằm mục đích phá hoại những nỗ lực chống IS. Đây là cú đâm lén đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng”.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có thể không hiểu, hoặc bị sức ép mà hành động mù quáng bởi Ankara sẽ không bao giờ thực hiện được tham vọng phục hồi Đế chế Ottoman, mà rút cuộc sẽ chịu chung số phận như Iraq, Libya hay Syria bởi Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ quốc gia nào trở thành cường quốc khu vực có thể cạnh tranh ảnh hưởng với họ
Năm 1991, Tổng thống Iraq Sadam Husein với tham vọng thôn tính nước Kuwait và đã từng “mắc bẫy” Mỹ: được Washington “bật đèn xanh”, Tổng thống Iraq Sadam Husein mở cuộc tiến công thôn thôn tính Kuwait được Iraq coi là tỉnh thứ 18 của họ, thì ngay sau đó bị Mỹ buộc tội “xâm lược” và bị rơi vào tình cảnh bi thảm của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ I.
Lần này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mắc bẫy Mỹ dính líu vào cuộc xung đột với Nga. Theo tính toán của Washington, rất có thể Tổng thống Nga V.Putin sẽ tấn công trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ bùng nổ cuộc chiến tranh lớn ở khu vực vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO. Như vậy, chiến dịch chống IS của Nga sẽ bị phá sản, còn tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi Đế chế Ottoman cũng đi tan biến nốt.
Theo một giả thuyết khác của Paul Craig Roberts, nguyên Cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Mỹ phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 còn nhằm một mục đích cực kỳ quan trọng là cướp xác máy bay này để lấy cắp một thiết bị chiến tranh điện tử lắp trên đó được giới quân sự Mỹ đánh giá là “siêu vũ khí” của Nga.
Chính thiết bị này trên Su-24 đã làm “mù” và “điếc” hệ thống điều khiển vũ khí trên chiến hạm của Mỹ được điều động tới Biển Đen hồi tháng 4-2014 để ngăn chặn sự can dự của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Như vậy, việc Mỹ bắn rơi Su-24 của Nga là một mũi tên nhằm diệt nhiều mục tiêu.
Tuy nhiên, Nga đã không mắc bẫy Mỹ và đã có cách phản ứng theo cách thức riêng.
Trước hết là tìm cách hủy xác chiếc máy bay Su-24 rơi trên lãnh thổ Syria trong vùng thuộc quyền kiểm soát của “các lực lượng đối lập”. Sau đó, tiếp tục đưa ra bằng chứng xác minh chính quyền Ankara bắn rơi Su-24 trong điều kiện máy bay này không hề vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, chứng minh trước toàn thế giới về quan hệ gắn bó giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS. Đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ và loại bỏ khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hợp tác với IS.
Để tiếp tục thực hiện chiến dịch chống IS, Nga đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Syria để loại bỏ mọi khả năng máy bay của Nga bị tấn công trong tương lai. Đồng thời, Nga tăng cường lực lượng và các đợt không kích IS, vừa tạo điều kiện cho Quân đội Syria giải phóng phần lãnh thổ còn lại, vừa ủng hộ các lực lượng đối lập có ý định chống IS thực sự.
Đặc biệt, Nga ủng hộ lực lượng người Kurd đang chiến đấu chống IS ở Syria. Đây là lực lượng mà trong thời gian qua đã bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ ném bom hủy diệt mượn cớ “chống IS”. Hàng trăm năm nay, người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ đã từng đấu tranh không mệt mỏi để giành quyền tự trị độc lập nhưng đã bị chính quyền Ankara từ chối, thậm chí đàn pháp không thương tiếc.
Như vậy, đóng vai trò “con tốt đen” trên bàn cờ lớn của Mỹ ở Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ vừa phơi bày trước toàn thế giới là quốc gia bao che và ủng hộ lực lượng khủng bố tàn bạo nhất trong lịch sử, vừa rơi vào tình thế đối đầu với nước Nga-một quốc gia luôn chìa ban tay hữu nghị và hợp tác thân thiện. Nói tóm lại, “mất cả chì lẫn chài”./.
Ảnh của Lê Thế Mẫu.
Ảnh 1. Bản đồ Trung Đông Mới theo Đại chiến lược Trung Đông của Mỹ công bố trong Tạp chí Mỹ “Armed Forces Journal” tháng 6-2006.
Ảnh 2. Cảnh tượng Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi.
Ảnh của Lê Thế Mẫu.
Ảnh 3. Máy bay trinh sát điện tử E-3 Sentry AWACS của Mỹ tham gia chiến dịch bắn rơi Su-24 của Nga.
Ảnh của Lê Thế Mẫu.
Ảnh 4. Paul Craig Roberts: “Mỹ phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 còn nhằm mục đích đánh cắp “siêu vũ khí” của Nga”.
Ảnh của Lê Thế Mẫu.
***
Những bạn nào quan tâm tới Chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ, có thể đọc thêm:

1. Plans for Redrawing the Middle East: The Project for a “New Middle East”
2. The New U.S. Proposal for a Greater Middle East Initiative: An Evaluation

3. Plans for Redrawing the Middle East:
The Project for a “New Middle East”

4. “Демократизация” по-американски для Ближнего Востока: что это такое?
09:19 30.08.2004. О планах демократизации Ближнего Востока

Lê Thế Mẫu

No comments:

Post a Comment