2015/12/31

Sự thật đằng sau các “Đơn tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” trên Dân Luận, Ba Sàm...

Loa Phường

 Mới đây trên Dân Luận, Ba Sàm...liên tiếp xuất hiện nhiều lá đơn "Đơn tố cáo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" của cán bộ Văn phòng Chính phủ, dưới nhiều cái tên khác nhau như Nguyễn Đức Hạnh, Mai Văn Lâm. Điểm chung những thư này đều có đóng dấu treo công văn đến, chụp scan lên để “chứng thực” độ tin cậy, còn người gửi chỉ có cái tên và nơi công tác, không rõ bộ phận (Vụ, Cục, Phòng, ...)  và những thông tin đảm bảo độ tin cậy về cá nhân người tố cáo nên, về bản chất, nó không khác gì đơn tố cáo nặc danh.

 Thêm nữa đọc những nội dung tố cáo này, chỉ thấy giãi bày những bức xúc của người tố cáo, rặt không thấy những căn cứ tố cáo vụ việc cụ thể làm cơ sở để cho những cơ quan kiểm tra điều tra, kết luận đúng sai, kiểu như:
- “Thời gian đó, đi đâu mọi người, từ các bộ, ngành, doanh nghiệp đâu đâu cũng kêu Văn phòng Chính phủ cửa quyền, ngâm dự án, lên Thủ tướng ký rất nhanh, còn Văn phòng Chính phủ thì giữ rất lâu…”
-  “Gần đây, ông Phúc có vẻ rất đắc thắng, nói rằng mình có phiếu tín nhiệm cao nhất Chính phủ...”
- “Nói về ông Phúc, chúng tôi còn rất nhiều tư liệu, không thể nói hết ở đây được. Xin khất đến lần sau…” bla, bla…
Nếu là nhân viên Văn phòng chính phủ dưới quyền, ít nhất cũng phải dẫn chứng được một vài vụ điển hình cho đánh giá, nhận định làm cơ sở để kiểm tra, đằng này, hầu hết theo kiểu “ông Phúc nói”, “chúng tôi cho rằng...’ thì khả năng, mục đích lá đơn không phải là tố cáo mà bản chất là giãi bày bức xúc (được cho là) của cá nhân người viết.
Lá đơn của ông Nguyễn Đức Hạnh thì chỉ căn cứ vào  “lời nói” của ông Phúc về việc sẽ được lên làm Thủ tướng nên “bức xúc”, đưa ra “tổng kết” trong nhiệm kỳ công tác, ông Phúc ký bổ nhiệm “15 Vụ trưởng, 35 Vụ Phó và gần 50 Trưởng, phó Phòng” tức là “căn cứ” để quy kết ông Phúc nhận hối lộ “hàng chục triệu đô la chẳng nhọc công, nhọc sức”, chứng tỏ người viết đơn này không ở trong nội bộ nên kiểu tố cáo mang đầy “phán đoán”, không dựa vào căn cứ xác thực cho thấy dấu hiệu tham ô tham nhũng như bổ nhiệm sai quy trình, bổ nhiệm người không có năng lực, có dấu hiệu chạy chức chạy quyền ở một số trường hợp cụ thể...mà thông thường mới là căn cứ để “tố cáo”
Tất cả những tố cáo thiếu tính thuyết phục này được những trang mạng “đấu tranh dân chủ” như Dân luận, Ba Sàm, Bauxite Việt Nam, Dân làm báo, Việt tân...hồ hởi đăng tải, phụ họa bằng những nhận định, bài viết gắn cho nó cái tính chất "thâm cung bí sử" về các cuộc đấu đá trong Bộ Chính trị, bằng chứng cho những bài viết tố cáo “tội ác” của các chính trị gia Việt Nam, kiểu như dưới đơn tố cáo của ông Mai Văn Lâm, Dân Luận còn đính kém bài viết với thái độ miệt thị, bất chấp tinh thần trung thực và khoa học (mà báo chí Mỹ vẫn tôn vinh), vạch tội của ông Phúc và anh trai ông Phúc là ông Quốc Dũng là “Bá kiến” Việt Nam thời hiện đại!
 Những trang tin đang ngày ngày hô hào “đấu tranh dân chủ” làm như vậy để làm gì? Công kích các cán bộ chóp bu? Công kích Bộ chính trị? Hay quan trọng hơn, làm lòng dân hoảng loạn khi đọc những tin này, nhất là trong bối cảnh Đảng Cộng sản VN đang chuẩn bị nhân sự, hoàn thiện cương lĩnh chính trị cho Đại hội Đảng toàn quốc XII! Càng gần đến giờ G, các lá đơn tố cáo, trình bày kiểu này càng được “tụ họp” về các trang tin “đấu tranh dân chủ” và được giật tít, câu view hấp dẫn, được kẻ tung người hứng nhộn nhịp, càng cho thấy thủ đoạn hèn hạ, đê tiện của những kẻ khoác áo “đấu tranh dân chủ”, thực chất tự chúng lột bỏ vỏ bọc, phơi bày mưu đồ lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam bằng mọi giá mà thôi.

No comments:

Post a Comment