2015/12/22

Kêu gọi Mỹ ngưng tuyên truyền chống Cuba: Chủ tịch Raul Castro ra điều kiện cho Mỹ để có được bình thường hóa quan hệ?

http://molang0205.blogspot.com/2015/12/keu-goi-my-ngung-tuyen-truyen-chong.html

Mẹ Đốp
Chủ tịch Castro kêu gọi Mỹ ngưng tuyên truyền chống Cuba (Nguồn: Internet). 

"Chủ tịch Cuba Raul Castro mới thúc giục chính phủ Mỹ ngưng các chương trình phát thanh và truyền hình mà Cuba coi là “có hại”  là đoạn tin vắn được đăng trên VOA  Tiếng Việt cách đây đúng 2 ngày (20/12/2015). Đây cũng là một sự kiện đánh dấu việc lãnh đạo 2 nước thẳng thắn đề nghị với nhau về những vấn đề chưa hài lòng, khúc mắc sau hơn 5 thập kỷ đóng băng quan hệ và việc tháo gỡ các vướng mắc như thế này cũng là chìa khóa để hai nước có thể thiết lập và gia cố thêm lòng tin ở nhau. 

Đến thời điểm hiện tại, Cuba - Mỹ đã cơ bản hoàn tất những điều kiện cần thiết trong chương trình bình thường hóa quan hệ. Việc nâng cấp "Đại sứ quán" ở hai nước từ cơ quan đại diện được cho là dấu hiệu cho thấy họ đã hoàn tất bước 1 của một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì giữa hai quốc gia thuộc Châu Mỹ này vẫn có quá nhiều chuyện để nói, để bàn và để đi được những bước dài hơn, vững chắc hơn trong quan hệ song phương. Và một trong những vấn đề được nói đến là việc Mỹ vẫn thường xuyên duy trì hệ thống đài phát thanh, truyền hình (cụ thể là đài phát thanh Radio Marti và truyền hình TV Marti do Hội đồng Quản trị Phát thanh và truyền hình của Mỹ, BBG, cơ quan cũng quản lý Đài tiếng nói Hoa Kỳ) mà mục tiêu cũng như nội dung tuyên truyền có hại cho Cu ba; hay nói cách khác, đó là hệ thống "tâm lý chiến" mà nước Mỹ đã thiết lập khắp nơi với mục tiêu thông qua tuyên truyền, phương tiện thông tin đại chúng thúc đẩy những giá trị có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ có thể tiến sâu hơn tại quốc gia mà họ nhắm đến, trong đó có Cu Ba. 

Trên thực tế, dù đã thực hiện từ sau năm 1961 đối với Cuba nhưng hệ thống các đài phát thanh, truyền hình phục vụ mục tiêu kích động chống đối tại đây của Mỹ tỏ ra không phát huy tác dụng. Sự vững mạnh của hệ thống tuyên truyền nội địa của Nhà nước Cuba và tinh thần yêu nước cao độ của người dân được cho là nguyên nhân cho sự thất bại này. Vậy nhưng, có một điều dễ thấy là một bộ phận công dân Cuba vì lí do này, lí do khác đã vượt biên, xuất cảnh trái phép và ở lại Mỹ để tham gia vào các tổ chức hải ngoại đóng tại Mỹ hoạt động chống lại nhà nước Cuba; và dù không phải là tác nhân trực tiếp cũng như duy nhất song hệ thống "phản tuyên truyền" được Mỹ dựng lên và thực hiện hơn 5 thập kỷ có trách nhiệm với những gì đã xảy ra. 

Vậy nên, thật dễ hiểu tại sao cùng với những đề nghị với Mỹ có tính ưu tiên cao như "kêu gọi Mỹ phải dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với quốc gia cộng sản", "nới lỏng lệnh hạn chế đi lại tới quốc đảo nằm ở vùng Caribbe" (đã thực hiện xong hồi tháng 09 vừa qua) và "việc khôi phục các chuyến bay thương mại thường xuyên giữa hai quốc gia cựu thù thời Chiến tranh Lạnh" thì "kêu gọi Mỹ ngưng tuyên truyền chống Cuba" cũng được đề cập đến. 

Như thông tin VOA  Tiếng Việt, lời kêu gọi của Chủ tịch Cuba Raul Castro vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ Tổng thống Obama cũng như chính giới Mỹ. Và để quyết định vấn đề dừng hay không dừng người Mỹ còn phải tính đến những tác động đi liền, kiểu như dừng tại Cuba thì họ cũng sẽ phải dừng ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam bởi theo thống kê thì số các quốc gia từng bị Mỹ thiết lập, thực hiện chiến lược phản tuyên truyền hầu hết đã thiết lập bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta có lòng tin rằng người Mỹ sẽ khó lòng khước từ đề nghị của Chủ tịch Cuba Raul Castro bởi trong bài phát biểu để chuyển tải lời kêu gọi ngưng tuyên truyền chống Cuba tới Mỹ, người đứng đầu Nhà nước Cuba đã không quên khẳng định rằng: 
"Cuba sẽ không từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Ông Castro được trích lời nói rằng “chính phủ Cuba sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng để đạt được mối quan hệ bình thường, chính phủ Hoa Kỳ cần phải loại bỏ mọi chính sách trong quá khứ đang tác động tới người dân Cuba cũng như không phù hợp với bối cảnh quan hệ song phương hiện thời hoặc với ý nguyện mà hai nước đã tuyên bố nhằm tái thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Một lời cam kết về việc kiên trì theo đuổi chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ Cuba có thể chưa khiến người Mỹ có quyết tâm cao nhất trong việc thực hiện các đề nghị của nước này. Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại Cuba không phải là mối quan hệ song phương thuộc hàng ưu tiên của Mỹ... Vậy nhưng, những cái "chưa" và "không" nói trên không có nghĩa nó sẽ không diễn ra trong tương lai và thuộc hàng ưu tiên hay không ưu tiên không phải là vấn đề quá lớn đối với Mỹ bởi đó là một việc làm trong tay đối với họ? Việc khước từ đề nghị từ Cuba cũng có nghĩa là họ tự bỏ đi một cơ hội mà chính họ đã cố gắng thực hiện trong hàng thập niên này và tâm lý thực dụng của người Mỹ không cho phép họ làm như thế. 
Đó là chưa nói đến việc thu hẹp về thị trường, phạm vi ảnh hưởng đang buộc họ phải tìm đến những vùng đất mới, không có đối thủ. Cu Ba là một vùng đất như thế. Cho nên, việc Mỹ khó từ chối đề nghị của Cuba trong trường hợp này là vì thế. 
Chưa hết, việc Cuba chủ động đặt yêu cầu đối với Mỹ trong trường hợp này cho thấy họ đã nắm được thóp của người Mỹ. Theo đó, dù không quá quan tâm ra mặt nhưng việc nhanh chóng "bình thường hóa quan hệ với Cuba" nằm trong chiến lược dài hơi của nước này để đề phòng nguy cơ xấu nhất đến với họ. Và đương nhiên, Cu Ba cũng sẽ không dại gì mà chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện mà không Mỹ phải nhân nhượng bất kỳ điều gì. Việc yêu cầu dừng tuyên truyền chống lại Cuba và những yêu cầu khác được nêu trong bài phát biểu gần đây nhất của Chủ tịch Raul Castro cho thấy họ không dễ dàng khuất phục nước Mỹ đến thế. Nó cũng xua tan luận điệu cho rằng Cuba đã hoàn toàn bị Mỹ thu phục.

No comments:

Post a Comment