2015/12/18

Giáo Hoàng John Paul II Đã Đóng Vai Gì Trong Việc Chống Chủ Nghĩa Cộng Sản Ở Đông Âu?


Ki-tô Steven Gertz trả lời
 15-Dec-2015
Steven Gertz, một người Ki-tô, trả lời câu hỏi của bạn..
[LTS: Lưu ý, đây là quan điểm của người Ki-tô, http://www.christianitytoday.com/. Sau khi xuất hiện bản tin của VOA: “Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ: TPP giúp Việt Nam chứng minh sự khác biệt với TQ - Thứ hai, 14/12/2015”, http://www.voatiengviet.com/... (xem Phụ Lục bên dưới) chúng ta thấy có một sự tương đồng không hề thay đổi trong chính sách ngấm ngầm lật đổ của Mỹ-Tây Phương - Vatican. Mong Nhà Nước Việt Nam nên ôn lại lịch sử để khỏi đi vào vết xe cũ.]

Giáo Hoàng John Paul II đã đóng vai gì trong việc chống Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu?
Để hiểu Karol Wojtyla (tên khai sinh của John Paul II) và vai trò của ông trong sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản là phải nhớ rằng người đàn ông này đã sống dưới sự áp bức và bạo quyền trong phần lớn đời mình. Wojtyla còn chưa kịp bước sang tuổi 19 khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan vào tháng Chín năm 1939, và buộc ông ta phải lao động chân tay, đầu tiên là một phu mõ đá và thợ nổ mìn, và sau đó là một công nhân ở một nhà máy hóa chất. Nhưng Wojtyla không chịu cúi đầu nghe theo lời tuyên truyền của Đức Quốc xã; ông đã tham gia UNIA, một phong trào kháng chiến vũ trang trên diện rộng cố gắng cứu người Do Thái khỏi Holocaust [LND: Lại có bóng dáng của ngừơi Do Thái]. Sau đó, ông đã vào một chủng viện chui, nơi tổng giám mục xứ Krakow, Adam Sapieha, gia cố và hướng dẫn thêm suy nghĩ của ông về nhân phẩm và tự do.
Tuy nhiên, Liên Xô "giải phóng" Ba Lan khỏi bị chiếm đóng chỉ mang thêm áp bức. Và suốt trong 33 năm, Wojtyla đã quảng bá Kitô giáo và tự do tôn giáo dưới sự đe dọa của một chế độ quyết dẹp tan mọi chống đối của sự cai trị chuyên chế vô thần.
Khi đạt đến chức tổng giám mục Krakow năm 1963, ông cẩn thận tránh chỉ trích trực tiếp chính phủ, nhưng phổ biến triết lý "nhân bản" Kitô giáo thông qua một loạt các bài đoản thi (poem-cycles), cốt làm suy yếu nền tảng chủ nghĩa Mác của chủ nghĩa cộng sản. Dĩ nhiên, cuộc đụng độ là không thể tránh khỏi, ông đã gặp phải sự phản đối quyết liệt trong các nỗ lực của mình để tạo ra thêm 11 giáo xứ mới qua việc truyền đạo chui, và chính quyền Liên Xô đã cố ngăn chặn ông ta công khai dẫn đầu người Công giáo trong lễ rước thánh thể (Corpus Christi procession) tại Ba Lan, một ngày lễ từ thời trung cổ được tổ chức hàng tháng Sáu.
Wojtyla được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978 đã đưa ông lên tầm quốc tế, khi nhìn lại, thậm chí đã làm cho đế quốc Xô Viết lo âu. "Đừng sợ" đã trở thành lời kêu gọi tụ tập của ông, và sau diễn văn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1979, trong đó ông đã kêu gọi thế giới tự do bảo vệ nhân quyền, ông bắt tay vào một cuộc hành hương dũng cảm nhưng nguy hiểm trong chín ngày nhằm "thêm sức cho các huynh đệ" ở Ba Lan. Ở đó, ông đã cảnh báo chính quyền Cộng sản rằng Vatican sẽ quan sát họ chặt chẽ, và ông nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình "trước lịch sử và trước lương tâm."
Pope John Paul II in Balan 1979
Dân chúng đáp ứng cuộc thăm viếng của John Paul II với lòng trung thành phát sinh từ nhiều năm chia sẻ đau khổ - những biểu ngữ như "Đảng Vì Nhân Dân" lại táo bạo thêm, "... Nhưng Nhân Dân Vì Giáo Hoàng."
Gương của John Paul II đã khuyến khích các lãnh đạo nhà thờ hàng đầu khác, chẳng hạn như Hồng Y Frantisek Tomasek của Czech, đã trở thành nhà phê bình gay gắt Chủ nghĩa Cộng sản. Chuyến thăm của ông cũng gây cảm hứng cho một anh thợ điện thất nghiệp tên là Lech Walesa để thành lập vào năm 1980công đoàn đầu tiên và duy nhất của Liên Xô, công đoàn Đoàn Kết(Solidarity) - theo lời của nhà khoa học chính trị người Pháp Alain Besancon rằng đã trả lại cho người Ba Lan "quyền sở hữu lưỡi của riêng mình." Chính quyền Xô Viết sợ Solidarity có thể làm suy yếu quyền lực của Liên Xô, và Hiệp ước Warsaw lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược và bắt giữ hàng loạt lãnh đạo Solidarity.
John Paul II đã can thiệp bằng cách gởi thư  trực tiếp đến tổng thống Liên Xô Leonid Brezhnev, bày tỏ việc hỗ trợ của mình cho Solidarity và cảnh báo về những hậu quả của hành động như vậy. Trong khi điều này chỉ trì hoãn một cuộc đàn áp, Giáo hoàng đã thiết lập một tiền lệ. Năm 1989, khi Solidarity thắng lớn trong một cuộc bầu cử bán tự do, không ai nghi ngờ người đã có công trong việc kết chặt cấu trúc đạo đức cho Solidarity.
Ngày 01 tháng 12, 1989, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đến thăm John Paul II tại Vatican. Nó đánh dấu sự kết thúc khác thường sự thù địch giữa Roma và Moscow - và sự chiến thắng của đức tin Kitô giáo trên Chủ nghĩa Cộng sản. Nắm tay vợ, Raisa, Gorbachev giới thiệu bà với John Paul II. "Raisa Maximovna, tôi xin trân trọng giới thiệu thẩm quyền đạo đức cao nhất trên trái đất." Sau đó, ông nói đùa, "Và ông ấy cũng là dân Slavic, như chúng ta."
Nguồn: http://www.christianitytoday.com/... | đăng ngày 08/08/2008
Nhận xét của người dịch:
Thực tế và sự hứa hẹn (hay giấc mơ, hoặc cái bóng) luôn luôn vấn đề tương phản trong đời sống xã hội chính trị. Người ta vẫn bị những lời hứa bị bỏ qua, vẫn bị giấc mơ tan vỡ, nhưng người ta vẫn thích nghe những lời hứa hẹn đẹp đẽ hơn là nhìn thấy sự thực kém cỏi. Vai trò của giáo hội là vai trò hứa hẹn, vai trò vẽ vời những giấc mơ, những việc ở đời sau. Họ không cần làm gì thực tế để lãnh trách nhiệm thực tại cả. Kinh tế có sụp đổ, thiên tai, hỏa hoạn hay chiến tranh, họ đều "vô tội"! Trái lại, vai trò của chính quyền là vai trò thực tế. Họ luôn luôn phải nhận trách nhiệm. Lúc nào cũng có một số người nào đó trong xứ sở không đồng ý hoặc thậm chí thù ghét họ vì một quyết định nào đó thỏa mãn cho một nhóm nào khác hay đa số khác. Họ không được một sự trung thành của bất cứ ai. Trái lại, lòng trung thành đối với một vị trí biểu tượng cho những điều hứa hẹn, đạo đức, và những khái niệm tốt đẹp nhất mà họ nghĩ ra, đều là một niềm tin tuyệt đối. Chuyện ở Ba Lan thật không có gì ngạc nhiên, mặc dù sau nhiệm kỳ đầu tiên do đảng Thiên Chúa giáo nắm quyền trong lần bầu cử đầu tiên, thì dân Ba Lan lại chọn đảng viên Cộng Sản lên nắm quyền liên tiếp mấy nhiệm kỳ. Khi giáo hội Ca-tô giáo, với vị thế và ảnh hưởng vẫn còn rất đáng sợ, các chính quyền ở các quốc gia có dân theo tôn giáo của họ nhất định phải cẩn trọng. Xin đọc thêm Chương 18 trong "Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam" (Nguyễn Mạnh Quang)
________________
Phụ Lục
Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ: TPP giúp Việt Nam chứng minh sự khác biệt với TQ
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski vừa có cuộc gặp với cộng đồng Việt Nam tại thủ đô Washington để giải đáp những thắc mắc về TPP đối với Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề về quyền của người lao động, Khánh An của đài VOA có cuộc trao đổi ngắn với ông về những tác động và ảnh hưởng có thể có của TPP đối với Việt Nam trong mối quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.
VOA: Việt Nam, chứ không phải Mỹ, được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất nếu TPP được thông qua, thế nhưng tại sao Tổng thống Obama lại dành rất nhiều tâm huyết và sức lực để thúc đẩy TPP thành công? Phải chăng đây là một phần trong chiến lược xoay trục Á Châu của ông?
Ông Malinowski: Tổng thống Obama xem TPP là lợi ích của Mỹ trên nhiều phương diện. Nó có lợi cho kinh tế, cho khả năng cạnh tranh lâu dài và có lợi cho vị thế của Mỹ ở Châu Á về quan hệ kinh tế, quan hệ đối tác với các quốc gia Á Châu đang nổi lên, bao gồm Việt Nam. Nó cho người Châu Á thấy rằng Mỹ sẽ duy trì mối quan hệ với Châu Á trong dài hạn. Và chúng tôi nghĩ nó có lợi cho nhân quyền, điều mà chúng tôi đã cổ xúy ở các quốc gia như Việt Nam trong nhiều năm nay.
VOA: TPP, một cách nào đó, có thể giúp cho Việt Nam tái cân bằng, hay nói rõ hơn là giảm bớt lệ thuộc, trong mối quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc hay không?
Ông Malinowski: TPP giúp cho kinh tế Việt Nam, giúp cho người dân Việt Nam được hưởng các quyền thông thường. Đồng thời, TPP còn giúp cho Việt Nam và Mỹ gần nhau hơn. Nó giúp Việt Nam cho thế giới thấy là Việt Nam khác biệt với Trung Quốc, rằng Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế cởi mở hơn, và hy vọng, là một xã hội cởi mở hơn.
VOA: Trong trường hợp nếu Việt Nam không tuân thủ một vài cam kết của TPP, nhưng bù lại giúp cho Hoa Kỳ một mặt nào đó cân bằng với Trung Quốc trong khu vực, Hoa Kỳ sẽ chọn lựa thế nào?
Ông Malinowski: Hiệp ước TPP có những quy định rất rõ ràng. Việt Nam buộc phải đáp ứng các quy định đó, bao gồm các quyền của người lao động, cho phép thành lập công đoàn độc lập. Và nếu chúng tôi không chứng nhận điều này với Quốc hội (Hoa Kỳ) rằng Việt Nam đã đáp ứng các yêu cầu đó thì Việt Nam sẽ không nhận được các lợi ích (về thương mại) của TPP. Đây là yêu cầu pháp lý, chứ không phải là lựa chọn.

No comments:

Post a Comment