http://molang0205.blogspot.com/2015/11/van-e-chu-quyen-cua-viet-nam-tai-khu.html?m=1
Chiềng Chạ
Như thông tin được nhiều trang tin chính thống đưa, "Vừa qua, báo điện tử của Campuchia vodhotnews.com đưa tin, ngày 25/10/2015, tại Paris (Pháp), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói Việt Nam thông qua kênh chưa chính thức thỏa thuận chia đất tại khu vực giữa Đắk Đăm – Đắk Huýt (tỉnh Đắk Nông – Mondulkiri), theo đó Campuchia được 40%, Việt Nam được 60%".
Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam (Nguồn: Internet).
Phản ứng chính thức sau khi xuất hiện thông tin này, "ngày 2/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về vấn đề này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Chúng tôi đang xác minh thông tin trên. Liên quan đến khu vực biên giới Đắk Đăm thuộc tỉnh Đắk Nông (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia), Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam”. (theo TTXVN).
Trên thực tế, Việt Nam - Campuchia đã cơ bản hoàn tất việc phân định, cắm mốc biên giới trên đất liền. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện những câu chuyện không hay gắn với âm mưu, ý đồ gây phức tạp tình hình, ảnh hưởng mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước của CNRP. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên những biến động gần đây nhất trên chính trường Campuchia và sự lộn xộn tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia đoạn đi qua tỉnh Long An. CNRP chủ động cho rằng việc phân định cắm mốc biến giới trên đất liền đã có vấn đề, tố cáo chính phủ Hun Sen đã đi đêm với Hà Nội và triệt để lợi dụng để kích động chủ nghĩa dân tộc cực hữu tại Campuchia nhằm chống lại Chính phủ do Thủ tướng Hun Sen đứng đầu. Trong một diến biến mới đây nhất, Kem Sokha - Phó Chủ tịch của CNRP đã bị Quốc hội nước này cách chức Phó Chủ tịch Quốc hội bởi hành vi kích động, xuyên tạc tình hình biên giới với Việt Nam và kích động, gây mâu thuẫn trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sự kiện này cũng đánh dấu sự thắng lợi có tính chất bước ngoặt của CPP trước CNRP sau tất cả những lùm xùm đã qua. Vậy nhưng, có một thực tế là CNRP vẫn chưa bị hạ gục hoàn toàn và giống như một con thú bị thương sau trận đại chiến, CNRP vẫn chưa có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mình từ bỏ cuộc chạy đua trong kỳ Tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2018. Và một điều rất dễ thấy, để tái cân bằng và tìm lại những gì đã mất thì CNRP sẽ không có biện pháp nào khác là tiếp tục khuấy động câu chuyện tại Biên giới Việt Nam - Campuchia, điều mà đã từng dẫn họ tới thất bại ê chề đã qua.
Cũng theo một logic thường thấy, Thủ tướng Hun Sen sẽ rất ít có khả năng đưa ra những lời phát biểu nói trên bởi đó đã từng là điều khiến họ phải mất rất nhiều công sức để chống đỡ. Ông sẽ không dại gì làm khó mình và đó có thể là một cái cớ hoàn hảo để CNRP tiếp tục có cớ công kích CPP. Chính vì vậy, thông tin trên được đăng tải trên báo điện tử của Campuchia vodhotnews.com không loại trừ là một âm mưu do chính CNRP tạo ra mà đích hướng tới không ngoài việc tạo ra những nghi ngờ, hiểu nhầm trong mối quan hệ giữa hai nhà nước. Và ở đây không có gì đảm bảo rằng Thủ tướng Hun Sen có thể kiểm soát được tất cả các hãng tin trong nước để không tạo ra những điều bất lợi cho chính mình.
Ngoài ra, như lời của ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện tại Bộ này đang xác minh nguồn tin nhưng điều mà họ đã có được từ lâu là cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam. Điều này cho thấy đối với những thông tin có tính thất thiệt như thế này thì việc xác minh làm rõ là hết sức cần thiết để giải mã những điều nghi vấn, tuy nhiên dù nó là thật hay chỉ là chuyện bịa đặt thì Việt Nam vẫn kiên định quyền chủ quyền của mình tại khu vực này như bấy lâu nay vẫn thế. Mối quan hệ truyền thống luôn cần được giữ gìn và phát huy nhưng nó sẽ không bao giờ được duy trì bằng sự nhân nhượng bởi vấn đề chủ quyền. Và xin nói thêm, đây là một vấn đề mà Nhà nước ta không chỉ áp dụng với đất nước láng giềng Campuchia mà với bất cứ quốc gia láng giềng nào cũng như vậy.
No comments:
Post a Comment