2015/11/14

Sửa đổi Hiến pháp tại Myanmar: Chuyện của tương lai

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/sua-oi-hien-phap-tai-myanmar-chuyen-cua.html

Chiềng Chạ

Lãnh đạo Đảng Liên Đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập Aung Suu Kyi phát biển từ ban công của trụ sở Đảng này ở Yangon - Ảnh:AFP

Theo kết quả chính thức từ cuộc bầu cử tại Myanmar, Đảng Liên Đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập do bà Aung Suu Kyi đứng đầu đã có chiến thắng đầu tiên trong lịch sử. Chiến thắng này cũng là điều kiện cần thiết đưa đảng NLD tiến tới nắm quyền. Tuy nhiên, với cá nhân bà Aung Suu Kyi lại hoàn toàn khác, dù là người đứng đầu NLD nhưng bà có chồng và hai con mang quốc tịch Anh. Theo quy định của Hiến pháp nước này được soạn thảo và thông qua trong năm 2008 thì "cấm bất kỳ người Myanmar nào có con hoặc chồng là người nước ngoài lên làm tổng thống". Và một khi Hiến pháp năm 2008 chưa được sửa đổi, bà Aung Suu Kyi sẽ vẫn chỉ đóng vai trò quan trọng trong NLD thay vì đối với cục diện và sự phát triển của Myanmar trong thời gian tới. 

Những ai chứng kiến quá trình vận động tranh cử cho tới cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra tại Myanmar hẳn đều thấy, chiến thắng hiện tại của NLD có được gắn với vai trò của bà Aung Suu Kyi. Yếu tố gia đình của bà Aung Suu Kyi (cha của bà Aung Suu Kyi từng là người nắm giữ cương vị cao nhất của Myanmar trước khi bị lật đổ và là một người rất có ảnh hưởng tại Myanmar ngay trong thời điểm hiện tại) được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến chính đảng do bà đứng đầu nhận được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân tại đất nước này. Chính vì vậy, sòng phẳng mà nói thì nếu không đảm đương cương vị cao nhất sau kỳ bầu cử thì vai trò của bà Aung Suu Kyi cũng sẽ không được phát huy. Hay nói cách khác, bà cũng chỉ là một nhân tố thúc đẩy hoặc ảnh hưởng hơn là một nhân tố quyết định cho một tiến trình mới mà chính bà và NLD đang ra sức định hình và thực thi trên thực tế. 

Thêm nữa, việc Hiến pháp chưa được thay đổi nên vai trò của giới quân nhân vẫn rất lớn trong đời sống chính trị và nhiều lĩnh vực khác của đất nước này. Và để bảo vệ quyền lợi, địa vị của chính mình, trong đó có đông đảo quan chức dưới thời tổng thống đương nhiệm Thein Sein, phe quân đội sẽ chưa và cũng có thể sẽ không bao giờ đồng ý sửa đổi Hiến pháp - một động thái để mở đường cho bà Aung Suu Kyi được lên làm tổng thống. Bởi dù khi đó địa vị, vai trò của lực lượng quân đội vẫn còn nhưng không có gì có thể đảm bảo được rằng, khi bà Aung Suu Kyi  lên nắm quyền thì tình thế lại không khác đi; sự can thiệp và hậu thuẫn từ bên ngoài tới bà Aung Suu Kyi thừa sức tạo ra những kết cục khó lường, cho nên, phe quân đội sẽ kiên quyết tới cùng trong việc bảo lưu Hiến pháp đã được thông qua năm 2008. 

Đến thời điểm hiện tại, trong một thông điệp được gửi đi từ Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã kêu gọi Myanmar sửa đổi Hiến pháp để dọn đường cho bà Aung Suu Kyi lên làm Tổng thống. Song, nên hiểu rằng, Myanmar chưa bao giờ là địa bàn ảnh hưởng truyền thống của Mỹ, vai trò của TQ ở đây thậm chí còn lớn hơn rất nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á hay Châu Á! Mặt khác, bối cảnh tình hình thế giới đang xuất hiện không ít vấn đề phức tạp mà Mỹ buộc lòng phải tham gia vào đó để giải quyết, họ sẽ không có quá nhiều thời gian, công sức hay tiền của để biến Myanmar trở thành khu vực ảnh hưởng của mình như họ đã từng làm trong quá khứ với một số nước. Thông điệp của Nhà Trắng vì thế có ý nghĩa động viên, cổ vũ cho thắng lợi của NLD và cá nhân bà Aung Suu Kyi hơn là việc họ sẽ làm một cái gì đó tại Myanmar. 

Việc sửa đổi Hiến pháp để có lợi cho cá nhân bà Aung Suu Kyi sẽ chỉ vẫn là câu chuyện của tương lai. Phe quân sự tại đây chỉ đồng ý thực thi thông điệp của Tổng thống Obama chừng nào quyền lợi, địa vị của họ trên chính trường được đảm bảo. Và xin thưa rằng, để có được một sự thoả thuận mang tính tin cẩn như thế giữa hai bên thì không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai.... 

No comments:

Post a Comment