2015/11/17

NHÌN NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA!

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/11/nhin-nguoi-ma-ngam-en-ta.html


Khủng bố tại Paris ngày 13/11 vừa qua khiến không chỉ người Pháp mà cả thế giới bàng hoàng và phẫn nộ (Nguồn: Internet)

Vâng, cụm từ "cư dân mạng" luôn là 02 mặt: tích cực và tiêu cực. Không thể phủ nhận những ý kiến đóp góp tích cực từ phía "cư dân mạng" nhưng song song với đó là những ý kiền theo cảm tính, không khách quan. Khủng bố ngày 13/11 vừa qua tại Pháp làm 129 người thiệt mạng và hơn 350 người bị thương đang khiến cho toàn thế giới chưa hết bàng hoàng với tội ác man rợ của tổ chức khủng bố IS - tổ chức đã đứng ra nhận trách nhiệm đánh bom. Và cư dân mạng lại được phen tranh cãi kịch liệt khi một bên đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội facebook theo màu cờ của nước Pháp và một bên thì không.

Luồng ý kiến không đổi ảnh đại diện lý giải rằng, không phải họ vô cảm, không tiếc thương tới những nạn nhân xấu số, những người bị thương trong vụ khủng bố ngày 13/11 vừa qua tại Pháp mà lòng nhân đạo của họ được chia đều cho mọi quốc gia. Còn luồng ý kiến đổi ảnh đại diện theo màu cờ nước Pháp thì cho rằng, lý giải nguyên nhân đau khổ, bàng hoàng vì khủng bố ngày 13/11 vừa qua tại Pháp với lý do rất đơn giản vì Paris không phải “vùng chiến sự” – nghĩa là bất thường. Còn Lybia, Syria, Iraq… là “vùng chiến sự” (có thể hiểu là nơi đang xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh...).

Luồng ý kiến nào cũng có quan điểm, lập luận riêng để bảo vệ ý kiến của mình. Riêng ý kiến về "vùng chiến sự" của ý kiến trên được hiểu như thế nào cho đúng? "Vùng chiến sự" - có đất nước nào muốn lãnh thổ của mình trở thành vùng chiến sự không? Câu trả lời chắc chắn là không. Syria, Iraq, Lybia... nhân dân vô tội ở các quốc gia này lại càng trả lời không bao giờ họ muốn đất nước mình trở thành "vùng chiến sự". 

Vậy, thủ phạm nào biến các quốc gia trở thành vùng chiến sự? Những ví dụ cụ thể cho các trường hợp này đó là trường hợp của Iraq năm 2003 mà sau 12 năm mà Tổng thống Mỹ Bush gọi là "vũ khí giết người hàng loạt". Các thủ đoạn chính trị cùng truyền thông của Mỹ và phương Tây đã tô vẽ cho các quốc gia vùng Trung Đông thành một chiến trường, thành một "vùng có chiến sự". Để rồi bom có nổ, súng có bắn hay chết bao nhiêu người thì cũng...bình thường thôi vì đó là "vùng có chiến sự". Độ cao tay, nguy hiểm của Mỹ và phương Tây đó là các nước này không cần ra tay trực tiếp nhưng thông qua các chính sách nuôi dưỡng bọn bản địa để biến chúng thành lực lượng đối lập và biến một đất nước bình yên thành một vùng "có chiến sự". 

Ở đây, tôi muốn nói với các bạn rằng, đừng nên dễ dàng thừa nhận một quốc gia khác là "vùng có chiến sự" và nghiễm nhiên chấp nhận sự chết chóc ở những khu vực này là một lẽ "đương nhiên". Và ngược lại, lại tỏ ra đau thương đối với quốc gia khác vì đó là sự "bất thường". Việc bạn dễ dàng thừa nhận một quốc gia là "vùng chiến sự" thì có khi nào những người dân ở các quốc gia khác cũng đang có cái nhìn phiến diện và dễ dàng nhìn nhận quốc gia khác, có khi có cả Việt Nam là vùng đang "có chiến sự"?

Khi mà mỗi một người dân Lybia, Syria...không ai mong muốn và khẳng định rằng đất nước mình là "vùng chiến sự" thì tại sao một số bộ phận người Việt Nam và một số nước khác lại dám khẳng định ở nơi đó là "vùng chiến sự" và sự chết chóc, chiến tranh là điều "bình thường" chứ không "bất thường" như ở Pháp ngày 13/11 vừa qua? Cũng như mỗi người dân Việt Nam nào có thể chấp nhận được việc đang yên đang lành, TQ mang tàu chiến vào, dựa vào uy thế nước lớn biến một vùng không có tranh chấp chồng lấn thành một vùng có tranh chấp để ngang nhiên giữ thành của mình? 

Khi thói vô trách nhiệm của một số cá nhân cũng sẽ là mối tiềm ẩn nguy hiểm khi dễ dàng thừa nhận một quốc gia khác đang là vùng chiến sự. Liên hệ với Việt Nam, khi mà quốc gia láng giềng đang có những bước đi khi sử dụng chiêu bài kích động để biến một vùng không có tranh chấp thành một vùng có tranh chấp trên biển Đông. Có thể, Trung Quốc không dùng khủng bố, không cần dùng bom hay các tay súng cực đoan để bắn vào Việt Nam nhưng chúng đang chơi thế cờ cao tay hơn. Trung Quốc đang cố biến một vùng vốn là của Việt Nam thành vùng đang có tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc để hội đủ thời gian làm hồ sơ, xây bằng chứng, biến nó thành vùng có liên quan đến TQ từ chỗ không hề liên quan đến TQ. Và khi ra luật pháp quốc tế thì tình trạng đã bị TQ xoay chuyển tình hình khi vùng biển Đông trước đây hiển nhiên là của Việt Nam nhưng sau khi bàn tay phù phép của TQ nhúng vào đã biến nó thành "vùng liên quan từ 02 bên trở lên". 

Nói về quan điểm này, facebooker Nguyên Bảo đã có phân tích rất hay:
"Nếu chính người Việt Nam cũng dễ dàng thừa nhận cái “sự đã rồi” hay “tiền lệ án” trong quan hệ quốc tế thì cũng chính là đang vô tâm với đất nước mình. Bởi cái “sự đã rồi” ấy chính là một trong những gọng kìm mà kẻ thù đang chĩa về phía chúng ta, ngay lúc này, ngay bây giờ. Chúng biến một bãi ngầm thành một đá, một đảo tự nhiên thành đảo đảo nhân tạo, một đảo ngầm thành đảo nổi. Chúng đánh tráo khái niệm của một vật thể nhân tạo trên biển với một tàu thuyền vũ trang/bán vũ trang. Bạn đọc lại UNCLOS 1982 xem, mỗi trạng thái của thực thể sẽ được áp dụng một cách phân xử khác nhau"
Vấn đề chính trị quốc tế không thể dùng ánh mặt đồng điệu, tình cảm cá nhân hay sự chia sẻ "đau thương" để phân tích và kết luận được mà chỉ phân tích được khi dựa vào chính trị quốc tế (để chuyện chết chóc sang một bên) và các mối quan hệ xung quanh nó. 

Và bạn cũng đừng vì xúc cảm cá nhân chủ quan hay thói vô trách nhiệm của mình mà dễ dàng thừa nhận một khái niệm hay cách nhìn "bình thường" ở một quốc gia nào đó mà bạn chưa hiểu rõ về tình hình ở đấy. Bởi vì, bất cứ người dân sống ở quốc gia nào, khu vực nào thì mạng sống cũng quý và được tôn trọng như nhau chứ không phải quy nó về "bất thường" hay "bình thường".

An Chiến

No comments:

Post a Comment