http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/11/ls-tran-vu-hai-yeu-cau-hay-khieu-khich.html
Khoai@
Luật sư không thuộc, không hiểu luật để áp dụng luật thì điều gì sẽ xảy ra?
Và đây là câu chuyện thật, mới xảy ra: Luật sư Trần Vũ Hải không hiểu luật.
Trên FB của anh luật sư Trần Vũ Hải có entry "Chúng tôi yêu cầu ông Nguyễn Đức Chung đối thoại!", đăng trên trang Tin Tức Hàng Ngày với giọng điệu cực kỳ khiêu khích.
Anh Trần Vũ Hải viết khiêu khích anh Chung thế này: "Tiến sĩ luật Nguyễn Đức Chung có đối thoại với các luật sư về vụ Đỗ Đăng Dư và vụ hai luật sư bị hành hung không" ?
Nhóm anh Hải đến công an HN và đề nghị ông Chung đối thoại về (1) xử lý Đơn trình báo về việc bắt, tạm giữ, tạm giam em Dư có dấu hiệu trái pháp luật do 14 luật sư ký tên; (2) về việc không cấp giấy chứng nhận bảo vệ quyền lợi cho 6 luật tham gia bảo vệ quyền lợi cho gia đình em Dư; (3) về vụ hành hung và cướp đối với hai luật sư tham gia bảo vệ gia đình em Dư mà giới luật sư cả nước đang phần nộ.
Cuối cùng, anh Trần Vũ Hải lại chua thêm câu "Liệu tiến sĩ luật kiêm thiếu tướng Chung có chịu đối thoại với các luật sư? Nếu ông ta từ chối, chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan TƯ".
Kinh, anh Trần Vũ Hải dọa hơi bị ghê đấy. Có thể anh bị bệnh ảo tưởng sức mạnh!
Đọc thư đề nghị của anh, tôi thấy anh Hải yêu cầu anh Chung phải đối thoại theo Luật tiếp công dân (ở đây) và Luật Tổ chức Quốc hội (ở đây).
Giải quyết theo luật là đúng, tôi đồng ý. Nhưng có vẻ anh Hải đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: "Đối thoại" và "tiếp công dân".
Tôi đã đọc Luật này và Điều 2 đã giải thích từ ngữ như sau: Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thuật ngữ "đối thoại" có hai nghĩa là: (1) Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau; (2) Bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên với nhau để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Ở nghĩa thứ nhất "đối thoại" được hiểu chỉ là những cuộc trao đổi miệng bình thường của hai hay nhiều người với nhau, có thể không liên quan gì đến công việc, nhưng ở nghĩa thứ hai "đối thoại" lại là bàn bạc, thương lượng giữa hai hay nhiều bên với nhau và gắn với các vấn đề tranh chấp.
Như vậy, 2 khái niệm này có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Theo 2 luật mà anh giới thiệu, thì anh có quyền yêu cầu ông Chung với tư cách ĐBQH tiếp anh hoặc nhóm của anh, nhưng không có quyền yêu cầu anh Chung đối thoại.
Trong thư đề nghị của các anh luật sư, nếu các anh có thiện chí thì chỉ cần yêu cầu ĐBQH Nguyễn Đức Chung tiếp công dân là đủ, mà không cần phải viết "Tiến sĩ luật Nguyễn Đức Chung có đối thoại với các luật sư về vụ Đỗ Đăng Dư và vụ hai luật sư bị hành hung không ?". Trong câu này, anh đã bỏ hoặc không dùng chữ "dám" là để tránh bị mang tiếng khiêu khích quá đáng. Tôi tin, người như ông Chung không phải là người có bằng Tiến sĩ luật trên giấy và trí tuệ của ông Chung đã được kiểm chứng qua thực tế công tác với biệt danh "Chung con" và vì thế nếu đàng hoàng, các anh luật sư không cần khiêu khích.
Đây là Thư đề nghị của anh Trần Vũ Hải:
Trên trang FB của anh, các anh có viết lại entry này, và post hình các anh chụp ảnh tại cổng trụ sở công an HN, và ảnh đang làm việc với đại tá Nguyễn Văn Viện, người phát ngôn của CAHN và là người được ông Chung ủy nhiệm tiếp các anh.
Quan sát người cán bộ công an và quan sát tư thế thái độ của anh Trần Vũ Hải ngồi tại Trụ sở tiếp dân, tôi hiểu anh đang thể hiện thứ văn hóa nào và thứ luật nào đang ngấm vào trong tế bào con người anh.
Thay cho lời kết, mời các bạn bình luận về tấm hình được lấy từ chính facebook của Luật sư Trần Vũ Hải:
No comments:
Post a Comment