2015/11/27

Hãy Tạ Ơn Chúa !


Trần Chung Ngọc

LTS: Không thể có một khái niệm "hạnh phúc" đúng nghĩa nếu niềm vui của một số người được đổi bằng "niềm đau" của kẻ khác. Như người thợ săn hí hửng trên đường về nhà, mặc kệ những đớn đau rên rỉ hay chết chóc của các con vật ông ta săn được. Những người Thiên Chúa Giáo Mỹ tưng bừng ăn mừng ngày Thanksgiving trong khi một số các dân da đỏ bản địa âm thầm đau buồn cử hành Ngày Quốc Tang, đánh dấu những ngày dân tộc bị tiêu diệt dần dưới ngọn súng của dân Chúa. Thử nhờ Google tìm các địa chỉ mạng để tìm hiểu người American-Indians nghĩ như thế nào về ngày lễ Tạ Ơn này "What do native Americans think of Thanksgiving". Bài "How Thanksgiving Became the National Day of Mourning for the Wampanoag Native Americans"kể chuyện xảy ra vào năm 1970, rằng " Bộ lạc Wampanoag, người da đỏ bản xứ, triệu tập tại đồi Cole ở Plymouth, bang Massachusetts, tuyên bố rằng ngày Chủ Nhật thứ tư của tháng 11 (November) sẽ không còn được biết như Lễ Tạ Ơn đối với người thổ dân da đỏ nữa. Bây giờ họ sẽ sử dụng ngày này như một cách để phản đối các huyền thoại về Ngày Lễ Tạ ơn thuở xưa mà người da đỏ bản xứ (Indians) thực sự đã bị đối xử như thế nào... Thế là Ngày Quốc Tang được phát sinh." (http://www.kensavage.com/archives/wampanog-native-americans/ Jan 2000)
Vậy cử hành "Lễ Tạ Ơn" cũng là cử hành lễ mừng sự tang thương của các bộ tộc thổ dân Châu Mỹ!
Bia đá ghi Ngày Quốc Tang
Kính mời bạn đọc xem thêm vài chuyện lịch sử quanh ngày lễ óai oăm này qua giọng cay đắng "Hãy Tạ Ơn Chúa !" của Giáo Sư Trần Chung Ngọc (SH, Thanksgiving 2010)


Giăng, 3:16:: “Thiên Chúa Quá Thương Yêu Thế Gian…”

1 Sử Ký: 16, 34: “Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài chí thiện! Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi”
Trên nước Mỹ, ngày thứ Năm trong tuần lễ thứ Tư của tháng 11 được quy định là "Ngày Lễ Tạ Ơn". Tạ ơn ai? Chẳng cần phải nói ai cũng biết đó là ngày để tạ ơn Thiên Chúa, lẽ dĩ nhiên, Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, vì trên thế gian này có cả trăm Thiên Chúa khác nhau, (Xin đọc A History of God của Nữ Tu Karen Armstrong, hoặc cuốn A World Full of Gods của Keith Hopkins) nhưng về bản chất thì Thiên Chúa nào cũng như nhau, cũng đều do con người tưởng tượng ra để phù hợp với sự hiểu biết của mình và với dân tộc mình.
Tại sao ở Mỹ lại có ngày lễ tạ ơn Thiên Chúa? Đó là vì cách đây vài trăm năm, những người Anh đầu tiên đến vùng Plymouth, tiểu bang Massachusetts, đã thoát được nạn đói mùa đông 1620-21, tin rằng Thiên Chúa đã giúp họ cho nên họ đã đọc kinh cầu nguyện để tạ ơn Thiên Chúa. Thực ra thì chính dân da đỏ đã cung cấp thức ăn cho họ trong mùa Đông đó. Và sau khi lấy lại sinh lực, dựa trên ưu thế của súng ống trên cung tên, họ đã “tạ ơn” người da đỏ bằng cách đi cướp hết đất đai của người da đỏ và thi hành chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và cưỡng bách người da đỏ phải theo cái đạo cao quý cầm đầu bởi Chúa lòng lành vô cùng của họ.
Từ đó cho đến năm 1890, trong vòng 270 năm, những con cái của Chúa đã giảm dân số dân da đỏ từ 15 triệu xuống còn dưới 250000, và biến miền đất phì nhiêu của dân da đỏ thành "Tân Thế Giới" của người da trắng, do người da trắng (Christophe Columbus) tìm ra. Nhiều người da đỏ ngày nay nuốt nước mắt, không biết làm gì hơn là uống rượu để giải sầu.
Viết đến đây, tôi đứng dậy, thắp một nén hương trên bàn thờ tổ tiên, tạ ơn tổ tiên tôi đã rất sáng suốt trong quá khứ để cho dân Việt Nam khỏi rơi vào cảnh của dân da đỏ ngày nay, khỏi rơi vào hoàn cảnh của dân Phi Luật Tân ngày nay, và nhất là bảo tồn được nền văn hóa và truyền thống dân tộc.
Không có một nước nhỏ nào, yếu kém, nghèo khổ mà lại có một lịch sử chống ngoại xâm oai hùng như nuớc Việt Nam. Tàu, Tây, Mỹ đều phải trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Một số di sản văn hóa được để lại Việt Nam nhưng di sản tôn giáo Ki Tô thì luôn luôn dậm chân tại chỗ, và khi những sự kiện lịch sử Việt Nam được mang ra xét xử đầy đủ, và khi dân trí Việt Nam tiến bộ, đối diện với đầy đủ thông tin thì di sản tôn giáo này sẽ tiến 2 bước lùi 3 bước. Đây cũng là chiều hướng "tiến bộ" của Ki Tô Giáo nói chung trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ.
Ngày nay miền đất ở Bắc Mỹ Châu này đã trở thành một cường quốc giầu có nhất, văn minh nhất nhưng cũng có nhiều vũ khí nguyên tử nhất, tàn bạo nhất, và có nhiều tội phạm nhất v..v.. mà chúng ta sống trên đó, và hàng năm cứ đến ngày thứ năm trong tuần lễ thứ tư của tháng 11, chúng ta, những người đi làm đóng thuế, lại được nghỉ một ngày để "Tạ ơn Thiên Chúa". Còn những người trong tuổi đi làm mà lãnh lương ông Bush thì ngày nào đối với họ cũng là ngày lễ, họ tạ ơn Thiên Chúa qua cốc cà phê và điếu thuốc lá ở trong Phúc Lộc Thọ, Bolsa, và qua những câu chuyện mà trong đó những người tham luận ai cũng là vô thượng thiên tài về quân sự, chính trị và kinh tế, và tất nhiên, chống Cộng. Lẽ dĩ nhiên, người da đỏ không ăn mừng (celebrate) ngày lễ tạ ơn Thiên Chúa.
Trong thời lập quốc, tuyệt đại đa số người da trắng đến tân thế giới với một công hai việc, vừa đi ăn cướp đất vừa để vinh danh Chúa bằng cách mang ánh sáng của Chúa chiếu trên sự tối tăm của dân địa phương, bất kể là dân địa phương có muốn và có cần đến cái thứ ánh sáng này hay không. Cường quyền và bạo lực đã thắng công lý, và cũng từ đó những nhà lãnh đạo Ki Tô giáo của Tây phương đã vận động để có một ngày tạ ơn Thiên Chúa cho những tín đồ của họ và cho cả những người không tin là có Thiên Chúa nhưng bị ép buộc phải tin.
Nghị quyết để ra một ngày cho dân chúng Hoa Kỳ cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa đã được thông qua bởi quốc hội ngày xưa, dù các Tổng Thống sáng suốt của Hoa Kỳ như George Washington, Thomas Jefferson, James Madison, và Andrew Jackson đều không đồng ý áp đặt một tín ngưỡng tôn giáo trên toàn thể dân tộc.
Tuy ngày lễ tạ ơn đã vi phạm trắng trợn Tu Chính Án Thứ Nhất trong Hiến Pháp Hoa Kỳ (Frank R. Zindler: The proclamation of a day of thanksgiving is a flagrant vilolation of the First Amendment of the Constitution), ngày lễ này vẫn được coi là ngày quốc lễ của Hoa Kỳ, dù trình độ dân trí đã tiến bộ nhiều so với trình độ dân trí cách đây hơn 200 năm. Lý do là, tuy Hoa Kỳ có luật tách rời Nhà Thờ với Nhà Nước, nhưng thế lực của Ki Tô Giáo vẫn còn rất mạnh, và các chính trị gia, từ Tổng Thống trở xuống, muốn kiếm phiếu đều phải nhắc tới câu "God Bless America", nhất là trong các mùa tranh cử. Lý do thứ hai là, ngày lể tạ ơn là một dịp để gia đình xum họp ăn uống, nhậu nhẹt, sau vài giây đồng hồ "Tạ ơn Thiên Chúa".
Trong dịp lễ tạ ơn năm nay, 46 triệu con gà tây được hóa kiếp để làm một món ăn truyền thống của dân da trắng, trong số 46 triệu này không biết có bao nhiêu con gà tây kiếp sau được lên làm tín đồ Ki Tô Giáo ở Mỹ để được tạ ơn Thiên Chúa trong ngày lễ tạ ơn. Số phận trong kiếp này của những con gà tây đó chỉ là một món ăn ngon mà Thiên Chúa cung cấp cho các tín đồ. Trước mỗi bữa ăn, các tín đồ Ki Tô thuần thành thường cúi đầu tạ ơn Thiên Chúa đã cung cấp cho họ đầy đủ thức ăn hàng ngày. Không hiểu những người đang sắp sửa chết đói, những trẻ em ở Rwanda, Ethiopia v..v.. không có cả một hột cơm vào bụng có nên tạ ơn Thiên Chúa hay không?

Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, Vì Ngài chí thiện,
Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi.

Không thể tha thứ được, trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 40000 trẻ con dưới 5 tuổi chết vì đói, vì bệnh tật dễ phòng ngừa, vì thiếu chăm sóc. Và các linh mục mập mạp có những hành động gì trước vấn đề trên? Họ đang đe dọa các bậc cha mẹ Công giáo phải đày đọa hỏa ngục đời đời nếu họ giới hạn số con cái ở mức họ có thể nuôi và chăm sóc được. Lập trường của Công giáo về vấn đề này là không lay chuyển, không nhân nhượng, và thật là độc ác: Nếu những đứa trẻ chết đói thì để cho chúng chết đói. Điều này không làm cho các linh mục Công giáo bớt mập.
Trong khi bà Teresa nói tầm phào là Thiên Chúa sẽ cung cấp đầy đủ cho mọi người, 423 triệu người trong xứ Ấn Độ của bà sống trong cảnh tuyệt đối nghèo khổ, 73.1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng...
Làm sao mà bà ta có thể nhẫn tâm như vậy, ngồi trên hàng triệu đô-la đó(số tiền để trong các ngân hàng) trong khi những đứa trẻ, ngay ở nơi bà đang sống ở Ấn Độ, đang chết đói?
(Judith Hayes, The Happy Heretic, pp. 61, 65, 69: Inexcusably, forty thousand of the world's children under the age of five die every day from starvation, easily preventable diseases, and neglect. And what are the portly priests doing about it? They are threatening Catholic parents with eternal damnation if they try to limit their children to a number they can feed and care for. The Catholic position on this is unshakable, unyielding, and utterly cruel: If the babies starve, they starve; so be it. It's no skin off those portly, priestly, Catholic bellies..
While Teresa prattled on about a providing God, 423 million people in "her" India were living in absolute poverty, 73.1 million children under five were malnourished..
How she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation?)

Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, Vì Ngài chí thiện,
Vì Ngài quá thương yêu thế gian…
Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi.

"India's Shame," Nation, April 8, 1996, p.11:Ở Bombay, một em bé gái 12 tuổi được đẩy vào trong một lồng kính rộng khoảng 1m cao 2m trên con đường ô nhục Falkland Road. Được trang hoàng bởi tấm sari sặc sỡ và những đồ trang sức, em được trưng bày cùng với hàng trăm các nô lệ tình dục (sex slaves) khác. Qua những chấn song trên cửa kính hướng ra ngoài đường, em có thể nhìn thấy những người đàn ông trong khi họ cũng đang nhìn em để quyết định một chọn lựa. Lồng kính của em được chiếu sáng để cho khách nhìn thấy rõ món hàng mình sắp bỏ tiền ra thuê. Em bé này đã mất đi sự trinh tiết cách đây vài tuần, trước ngày sinh nhật em 12 tuổi. Tuy nhiên em hãy còn có giá và những số tiền em kiếm được chỉ đủ ăn và trả một phần nợ. Em sẽ không bao giờ hết nợ. Cùng số phận với 50% bạn nô lệ tình dục, trong tương lai em không tránh được mắc bệnh AIDS.
[In Bombay, a 12 year old girl is pushed into a three-by-six-foot cage on the infamous Falkland Road. Properly bedecked in costume jewelry and brightly colored sari, she now is on display with hundreds of other sex slaves. Through bars on her window facing the street, the girl can look out at the men as they look in at her, sizing her up as a possible rental. She is illuminated with bright lights so thet the shoppers can see exactly what they are getting. This particular girl lost her value as a virgin several weeks ago, just before her twelfth birtday. But she still youthful enough to fetch a handsome fee, all of which will be applied to her “rent” and food. She will never be out of debt. Like fifty percent of her follow sex slaves, she will succumb to AIDS in a few years.]

Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, Vì Ngài chí thiện,
Vì Ngài quá thương yêu thế gian…
Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi.

"Six Cents an Hour", Life, June 1996, p. 38:Nửa vòng bên kia trái đất, trong một gian phòng ánh sáng lờ mờ, bí thở, một em bé trai 10 tuổi đang ngồi xổm dùng bàn tay bé nhỏ của em để kết những nút trên một tấm thảm. Em sẽ phải ngồi như vậy mỗi ngày từ 12 đến 13 tiếng đồng hồ, 6 ngày một tuần. Mỗi tuần em kiếm được khoảng $2, và sau một tuần tấm thảm được gửi đi Mỹ bán với giá $2000. Em ho luôn vì hít phải những sợi may từ tấm thảm (carpet lint). Xương sống của em biến dạng vì thường xuyên phải ngồi trong thế ngồi xổm. Giống như những em khác ở xung quanh, em không sống được quá 20 tuổi.
[Halfway around the world, in a gloomy, airless room, a ten-year-old boy squats in front of a carpet loom, tying knots. He will stay in this position for 12 to 13 hours daily, six days a week. He will earn about two dollars for a week’s work, the results of which will be an exquisite carpet that will sell for $2,000 in the US. He is coughing and hacking as his lungs fill up with carpet lint. His spine is becoming deformed from his perpetual squat. Like many of the boys around him, he will not live to see his twentieth birthday.]
"Young Laborers Toil in Pakistan to Help Families", Chicago Tribune, October 31, 2001, p. 10: Peshawar, Pakistan: Sau những bức tường cao, cổng khóa chặt của hãng làm thảm Asiatic, có 800 trẻ em người Afghanistan làm lao động. Một số chỉ mới có 5, 6 tuổi. Công việc của chúng là từ sáng đến tối kết những mấu nút (knots) của tấm thảm. Đến đêm nhiều đứa khóc vì nhớ cha mẹ. Nhiều đứa sẽ mắc bệnh phổi vì thường xuyên hít phải những may len (wool fibers) Nhiều đứa khác sẽ bị mù vì những chất nhuộm màu bay vào mắt. Ở Peshawar có 300 nhà dệt thảm như trên, và các hãng này cần đến những bàn tay bé nhỏ của các em bé để kết những mấu nút trên những tấm thảm. Tuổi tối đa của các em này là 12 tuổi. Em nào bị mắc bệnh phổi hay đau mắt (vì ảnh hưởng môi trường chỗ làm việc) thì bị đuổi về nhà.

Ôi! Hãy tạ ơn Thiên Chúa, Vì Ngài chí thiện,
Vì Ngài quá thương yêu thế gian…
Vì lòng thương người của Ngài tồn tại mãi mãi.



QUAN ĐIỂM CỦA THỔ DÂN MỸ:
MỘT NGÀY “KHÔNG TẠ ƠN”
[In The Indian View: A Day Of “No Thanks”]

Tác giả: Ward Churchill
Professor of Ethic Studies, University of Colorado
(Sacramento Bee, 11-23-2000)
Trần Chung Ngọc dịch.
Ngày Lễ Tạ Ơn là ngày mà Hiệp Chủng Quốc ăn mừng sự kiện là những người Anh đầu tiên ở thuộc địa Plymouth thoát được nạn đói qua mùa Đông 1620-21. Nhưng theo quan điểm của người thổ dân Mỹ, các người muốn chúng tôi phải tạ ơn cái gì?
Có người nào thực sự mong muốn chúng tôi phải tạ ơn sự kiện là, ngay sau khi những người da trắng đầu tiên đến Plymouth hồi phục được sức lực, họ bắt đầu tận diệt chính những người thổ dân đã nuôi sống họ trong mùa Đông đầu tiên này? Chúng tôi có phải biểu lộ lòng biết ơn của chúng tôi đối với những tên thực dân đã tàn sát những người da đỏ Pequots ở Mystic, Connecticut, hay sự khoa trương của họ để biện minh cho cuộc tàn sát bằng luận điệu coi người thổ dân như là đàn chuột hay rận, chấy?
Hay là chúng tôi phải vui mừng trước những cuộc tàn sát vô tận tiếp theo ở St Francis (1759), Horseshoe Bend (1814), Bad Axe (1833), Blue Water (1854), Sand Creek (1864), Marias River (1870), Camp Robinson (1878) và Wounded Knee (1890), đó là chỉ kể những cuộc tàn sát tàn khốc nhất..
Chúng tôi có phải tạ ơn chính sách của mọi thuộc địa Anh (ở Đông Bắc nước Mỹ), cũng như của 48 tiểu bang khác ở miền Nam, thưởng tiền cho những kẻ đi săn, lột da đầu người thổ dân làm chứng cớ đã giết được những người thổ dân, kể cả đàn bà và trẻ con?
Chúng tôi phải tạ ơn như thế nào trước lệnh của Lord Jeffrey Amherst năm 1763, mang những vật nhiễm bệnh đậu mùa làm quà tặng cho dân Ottawas để cho “chúng ta có thể diệt trừ cái giống dân xấu xa đáng ghét này”?(How might we best show our appreciation of the order issued by Lord Jeffrey Amherst in 1763 requiring smallpox-infested items be given as gifts to the Ottawas so that “we might extirpate this execrable race?”)
Có hợp lý không khi muốn chúng tôi phải hân hoan vì dân tộc chúng tôi, vào khoảng 15 triệukhi người Tây phương bắt đầu xâm lăng, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890? Có thể chúng tôi nên vui mừng vì những người “định cư hiền hòa” (peaceful settlers) tới đây đã không giết hết chúng tôi.
Nhưng thực ra họ không cần phải làm thế. Tới năm 1900, họ đã chiếm 98% đất đai của chúng tôi. Số thổ dân còn lại đơn giản được ném vào những miền đất khô cằn không ai muốn, tin tưởng rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ bị tuyệt chủng cho khuất mắt và không còn làm bận tâm những nguời trong xã hội những người định cư.
Chúng tôi chưa có chết hết, nhưng chúng tôi trở thành đám người nghèo khổ, thiếu dinh dưỡng, và nhiều bệnh tật nhất trên lục địa ngày nay. Tuổi thọ của chúng tôi trung bình là 50 trong khi của những người Mỹ gốc Âu Châu là 75.
Chúng tôi còn phải chịu đựng chính sáchdiệt chủng bằng văn hóa (cultural genocide) trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ con cái chúng tôi học trong các trường công lập đã bị cấy vào đầu óc ý niệm “giết dân da đỏ” và thay thế những truyền thống dân tộc địa phương bằng những tập hợp giá trị và hiểu biết Âu-Mỹ văn minh hơn.
Chúng tôi có nên biết ơn về những phim ảnh “cao bồi giết dân da đỏ” [Hollywood Westerns] của Hollywood, chiếu đi chiếu lại trên những đài truyền hình, và những đoạn phim chế diễu người thổ dân Mỹ như là không phải giống người?
...Vào khoảng ba phần tư thổ dân trưởng thành trở thành nghiện rượu hay các chất độc hại khác.. Đây không phải là một trạng thái di truyền. Đây là một toan tính tuyệt vọng tập thể để trốn khỏi thực tế hãi hùng của chúng tôi từ cuộc chiến thắng vinh quang của Mỹ.
Không có gì là khó hiểu khi người thổ dân ở đây không ăn mừng ngày lễ tạ ơn. Vấn đề thật sự là tại sao lại có người ăn mừng trong khi ngày đó phải là một ngày đau buồn và chuộc tội.
Ghi Chú của TCN: Những người Anh đầu tiên đến Plymouth, MA., là những người theo đạo Tin Lành, chạy khỏi Âu Châu để tránh sự bạo hành tôn giáo của Ca-tô Giáo Rô-ma đối với Tin Lành. Về sau, theo gót đám người này đến nước Mỹ là những tín đồ Ca-tô ở Tây Ban Nha. Hình ảnh các nhà truyền giáo giơ cuốn Kinh Thánh trước người da đỏ bị họ thiêu sống vì không chịu theo đạo còn ghi trong sử sách. Lòng độc ác của con cái Chúa thật vô cùng khủng khiếp. Chúng ta cũng không nên quên là thực dân Anh, hầu hết là Tin Lành, đã mang nha phiến đến đầu độc dân Trung Hoa, và thực dân Pháp, toa rập với những thừa sai Công giáo và tín đồ bản địa, cũng có sách lược đầu độc người dân Việt bằng nha phiến và rượu đế, tất cả đều dưới chiêu bài: “Mang ánh sáng văn minh của Tây phương và Kitô Giáo đến khai sáng những dân tộc mọi rợ.” Chúng ta cũng không nên quên là Giám mục Puginier đòi tiêu diệt lớp sĩ phu vì không có một người nào chịu theo cái đạo cao quý của ông ta. Ai có thể phủ nhận là lịch sử Ki Tô Giáo, đặc biệt là lịch sử Công giáo, là một lịch sử tàn bạo đẫm máu gây nên bởi sự mê tín và cuồng tín mà các giáo hội Ki Tô đã cấy vào đầu tín đồ. Tôi xin mời họ hãy lên tiếng

Các bài về Lễ Tạ Ơn:


Các bài về tôn giáo cùng tác giả



Các bài tôn giáo cùng tác giả


▪ “Ngày Tận Thế” của Ki Tô Giáo  - Trần Chung Ngọc 

▪ Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo - Trần Chung Ngọc 

▪ Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! - Trần Chung Ngọc 

▪ Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” - Trần Chung Ngọc 

▪ Giê-su Ki-tô - Cuộc Đánh Cá Của Người Vô Thần - Trần Chung Ngọc dịch 

▪ Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới - Trần Chung Ngọc 

▪ Huyền Thoại Cứu Rỗi  - Trần Chung Ngọc 

▪ Lịch Sử các Giáo Hoàng - Trần Chung Ngọc 

▪ Những Lời Châu Ngọc Về Ki-tô giáo - Robert G. Ingersoll - Trần Chung Ngọc 

▪ Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái - Trần Chung Ngọc 

▪ Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-MaTrần Chung Ngọc 

▪ Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 - Trần Chung Ngọc 

▪ Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 - Trần Chung Ngọc 

▪ Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 - Trần Chung Ngọc 

▪ Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 - Trần Chung Ngọc 

▪ TÔI ĐỌC CUỐN: “Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một S� - Trần Chung Ngọc 

▪ Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 - Trần Chung Ngọc 

▪ Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 - Trần Chung Ngọc 

▪ Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái - Trần Chung Ngọc 

▪ Tản Mạn Về Thần Học Ki-Tô Giáo - Trần Chung Ngọc 


▪ 1 2 3 4 5 ▪ >>>

No comments:

Post a Comment