2015/11/12

Dân chủ kiểu Myanmar thì Việt Nam xin kiếu

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/dan-chu-kieu-myanmar-thi-viet-nam-xin.html

Dân chủ kiểu Myanmar thì Việt Nam xin kiếu

Nguyễn Biên Cương


Hết “cách mạng cam”, “cách mạng màu”… Iraq, Ai Cập, Trung Đông, Ukraina, đến cách mạng ô dù ở Hồng kong đều khiến đám rận chủ trong nước sôi sục, bứt rứt khi nghĩ về thân phận chưa biết ngày nào giành được quyền lực khỏi tay ĐCSVN. Nay sự kiện Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đang tiến gần thắng cử trước Đảng cầm quyền, tràn ngập trên mạng là lời ca ngợi, so sánh bà này thân phương Tây như chúng, cách đấu tranh như chúng (tức cũng cầu viện phương Tây gây áp lực chính quyền quân sự) đã được nhân dân Myanmar bỏ phiếu, ca ngợi ông Thein Sein như anh hùng“đã vì lợi ích dân tộc mà từ bỏ quyền lực phe phái”, rồi quay sang lên án Đảng Cộng sản Việt Nam không bằng ông Thein Sein, độc tài, độc đảng, kéo lùi sự phát triển của dân tộc Việt Nam…

Tuy nhiên, qua chính thông tin từ báo chí phương Tây cho ta thấy, bức tranh tiến tới nền dân chủ Myanmar còn xa vời vợi và đấy có phải là nền dân chủ mà Việt Nam cần hướng tới?

Thứ nhất, liệu bà Aung Suu Kyi có trở thành chính trị gia dân chủ?

Bà Aung Suu Kyi được người dân gọi như là “Dì Suu”, “Mẹ Suu” (Daw Suu hoặc Amay Suu, tôn kính như người Việt gọi “Bác Hồ”) vì bà là con dòng cháu giống. Sau khi cả cha và mẹ chết, nhân dân Myanmar tôn bà lên làm lãnh tụ vì gia thế của bà chứ không hẳn từ cống hiến, hy sinh hay tài năng chính trị được dân tộc ghi nhận. Sự hy sinh lớn nhất của bà là từ bỏ gia đình, con cái chấp nhận bị giam lỏng ở Myanmar hơn 15 năm để đấu tranh đòi dân chủ.

Sau khi trở thành nghị sỹ tháng 5/2012, không ít chuyên gia quốc tế và những người ủng hộ bà đã thất vọng về khả năng điều hành và tiềm năng trở thành nhà đấu tranh dân chủ cho Myanmar:

“Trong một bài viết vào tháng 6, 2014 trên CNN, ký giả Tim Hume phân tích lý do tại sao người được tặng cho biệt danh trân trọng là “The Lady” lại đánh mất sự ủng hộ của một số người. Theo Tim Hume, vấn đề chính nằm ở chỗ với tư cách là một chính trị gia trong một Miến Điện đang chuyển đổi, Suu Kyi trở nên im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, thí dụ liên quan đến chuyện xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này.

Sắc dân theo Hồi Giáo này cư ngụ tại bang Rakhine, miền Tây Miến Điện. Họ là nạn nhân của tình trạng bạo lực sắc tộc bùng lên hồi tháng Sáu năm 2012. Hơn 100,000 người Rohingya đã phải bỏ làng mạc của mình để đến tị nạn trong các trại tạm cư hết sức thiếu vệ sinh. Hàng trăm ngôi làng đã bị đốt cháy, hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện trên những chiếc thuyền mong manh để qua Malaysia lánh nạn... Thế nhưng Aung San Suu Kyi chỉ nói duy nhất một điều: Vấn đề phải được giải quyết bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật. 

Do vậy, nhiều người trong giới trí thức Miến Điện đã phê phán bà là đã không có khả năng, trong tư cách một chính khách, trình bày rõ quan điểm chính trị của mình về một vấn đề quan trọng như vậy đối với đất nước.

David Mathieson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng, “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng bà đã trở thành một nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con người.” Còn Kenneth Roth, giám đốc của tổ chức này cũng bình luận rằng, “Thế giới rõ ràng đã lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân đáng kính của các vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con người.” 

Một số bình luận khác cũng cho rằng nguyên do có lẽ bắt nguồn từ lập trường của bà về các xung đột sắc tộc và thái độ gần gũi của bà với giới quân đội. Ngày 14 tháng 3, 2013, Aung San Suu Kyi đã bị dân làng ở miền trung Miến Điện la ó khi bà đến nơi để giới thiệu một bản báo cáo của Quốc Hội, ủng hộ việc tiếp tục đề án đầu tư gây tranh cãi của Trung Quốc vào một mỏ đồng gần thị trấn Monywa..”

Cùng với đó là nhận định:

“Khi Aung San Suu Kyi, con gái của anh hùng dân tộc Miến Điện Aung San, được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1991, bà đã được người ta tô điểm bằng mọi đức tính như làm việc có hiệu quả, biết nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí... Bà đã được tôn lên thành một vị thánh sống, và cộng đồng quốc tế cùng với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã góp phần đặt bà lên bệ thần tượng.

Nhưng từ khi được bầu vào Quốc Hội, người ta đã ngạc nhiên khi thấy rằng cũng như mọi người bình thường khác, Aung San Suu Kyi cũng có những điểm yếu và điểm mạnh. Song quan trọng hơn cả là người ta đã thấy rõ một điều đã từng bộc lộ trước đó: Lãnh tụ đối lập Miến Điện không có kinh nghiệm chính trị trong hệ thống Miến Điện.

Ngay cả sau cuộc bầu cử 2015, nếu bà có trở thành tổng thống thì vai trò của bà còn trở nên khó khăn hơn. Các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu sẽ không còn, và thay vào đó là các quyết định chính trị khó khăn của người đứng đầu đất nước. Khi đó, có thể hào quang của The Lady thậm chí còn trở nên mờ nhạt hơn cả bây giờ.

Nhiều người tiếc nuối rằng lẽ ra bà có thể trở thành một lãnh tụ dân tộc vĩ đại, tương tự như Nelson Mandela ở Nam Phi hoặc Xanana Gusmao ở Đông Timor. Thế nhưng thái độ chọn thỏa hiệp làm phương sách quan hệ với giới chức chính quyền lọc lõi và đầy ma mãnh chính trị lại trở thành thất thế của Aung San Suu Kyi.”

Dư luận đánh giá, việc chính quyền quân sự Myanmar chấp thuận cho bà Aung Suu Kyi thắng lợi đơn giản vì “đã nắm rõ Aung San Suu Kyi chỉ có vai trò một lãnh tụ tinh thần hơn là một con người hành động thực tiễn, và do đó họ biết cách để vừa vuốt ve bà và do đó lợi dụng được sự ủng hộ quốc tế dành cho chính quyền, mặt khác lại dùng tiểu xảo hiến pháp cùng các thủ tục hành chính để qua mặt bà một cách dễ dàng”. 

Thứ hai, nhân tố quyết định sự thắng lợi qua bầu cử lần này của bà Aung Suu Kyi là nhờ tín đồ Phật giáo đông đảo.

Với chủ trương xem Phật giáo là quốc giáo nên bà Aung Suu Kyi được đông đảo nhân dân là tín đồ Phật giáo được chiếm đa số ở Myanmar bỏ phiếu.

Theo Hiến pháp Myanmar, bà Aung Suu Kyi không thể làm tổng thống vì lấy chồng và có con là người nước ngoài, tuy nhiên bà cho rằng, mình sẽ đứng trên tổng thống. Xong nhìn nhân sự Đảng NLD của bà, thì ứng viên duy nhất làm tổng thống của NLD là một ông cụ…89 tuổi (!)

Thứ ba, Hiến pháp, chính thể và thực trạng xã hội Myanmar hiện nay sẽ vô cùng khó khăn cho NLD tạo ra sự thay đổi đáng kể vào hay đưa Myanmar tới nền dân chủ đích thực nào

Bài báo “Think Burma Is a Democracy Now? Think Again”. (Huffington Post) cho ta viễn cảnh tương lai nếu như đảng NLD cầm quyền như sau:


“Khi các nghị sĩ mới ngồi lại với nhau, thực tế mới bắt đầu bộc lộ. Những nghị sĩ mới được bầu sẽ ngồi chung mâm với 116 nghị sĩ thuộc Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển, chiếm 25 phần trăm trong tổng số, được người đứng đầu quân đội bổ nhiệm. Các nghị sĩ này sẽ chọn một trong hai phó tổng thống, những người, cũng giống như họ, đều là lính.
Người đứng đầu quân đội Burma cũng có quyền lựa chọn các bộ trưởng then chốt. Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề biên giới, tất cả đều sẽ do những người lính phụng sự. Điều này sẽ đặt các lực lượng vũ trang ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ mới. Chính phủ cũng sẽ không còn kiểm soát được lực lượng cảnh sát, hệ thống tư pháp, an ninh hay các vấn đề về dân tộc, để chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 60 năm.

Xét quyền con người, đây là một thảm họa. Quân đội Burma đã và đang vi phạm nhân quyền một cách khủng khiếp đối với các sắc tộc thiểu số. Hiếp dâm được sử dụng như một vũ khí chiến tranh, người nông dân bị tra tấn và xử tử, và thôn làng bị đánh bom và đốt cháy. Các chuyên gia pháp lý cho rằng những vi phạm này hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu của tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Chính phủ NLD được cho là hầu như bất lực trong việc ngăn chặn điều này.
Vấn đề về tù nhân chính trị cản lối Burma trong nhiều thập kỷ, sẽ vẫn không thể được giải quyết. Trong suốt chiến dịch bầu cử, vẫn có người bị ném vào tù chỉ vì đăng tải trên Facebook những điều quân đội không thích. Thiếu sự kiểm soát đối với cảnh sát hoặc không thể tạo ra một bộ máy tư pháp độc lập thực sự (là một lĩnh vực yếu kém khác của NLD), mọi người vẫn có thể bị bỏ tù chỉ vì lòng tin hoặc hành động chính trị của họ.

Thậm chí, chính phủ NLD không thể sử dụng ngân sách quân sự để duy trì vị thế của mình trong quân đội. Quân đội thiết lập ngân sách riêng cho mình. Chính phủ chỉ có thể thao tác với số tiền còn lại. Có thể sẽ không có gì bất ngờ nếu chi tiêu quân sự cao hơn so với tổng ngân sách y tế và giáo dục cộng lại.

Trong trường hợp chính phủ NLD vẫn cố thực thi những chính sách mà quân đội không bằng lòng, thì trên đầu nghị viện và chính phủ vẫn còn một thế lực nữa là Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia. Theo Hiến pháp, đây mới là cơ quan quyền lực nhất ở Burma, gồm mười một thành viên, sáu trong số đó thuộc phe quân đội. Do đó, tận bên trong thiết chế này đã hình thành nhóm đa số phiếu có thể bác bỏ các quyết định của chính phủ NLD.

Nếu tất cả những biện pháp kiểm soát chính phủ như trên là không đủ, quân đội vẫn còn các điều khoản khác vốn được thòng vào Hiến pháp nhằm trao cho họ quyền chiếm lại quyền lực với các lý do mơ hồ là “an ninh quốc gia” và “đoàn kết dân tộc”. Về cơ bản, họ có thể làm việc này bất cứ lúc nào họ muốn. Vì thế, trong mọi quyết định, NLD sẽ phải ngó trước nhìn sau và dự đoán xem nó có thể an toàn đi xa tới đâu.

Với tất cả những điều kể trên, không có gì đáng ngạc nhiên là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với bà Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà là cải cách hiến pháp. Các tướng tá cũng nhận thấy đó là điều tốt. Có tới 25 phần trăm số ghế trong Quốc hội được dành riêng cho họ chỉ để ngồi chơi. Để thay đổi hiến pháp, cần hơn 75 phần trăm các nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Có nghĩa là quân đội có quyền phủ quyết cải cách hiến pháp. Không có gì thay đổi, trừ khi họ quyết định thay đổi nó.
Burma giờ đây có một hệ thống lai chủng giữa chế độ quân sự và dân chủ. Đó là một nền dân chủ bị trói cổ. ... Đây chưa phải là thời điểm để ăn mừng”.


Và cuối cùng, hy vọng gì cho các “nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam”?

Các ông bà “dân chủ” đua nhau sốt sắng kể từ khi nhận được tin đảng NLD thắng cử. Tâm trạng không khác mấy khi chính biến nổ ra ở Ukraina mới đây hay biểu tình dù vàng Hong Kong cuối năm 2014, nhưng họ phấn chấn hơn bởi Myanmar có điểm đốt phá và bối cảnh chính trị “độc đảng” từng giống với Việt Nam. Tuy nhiên nhìn vào thực lực và thực trạng của mình, họ nhanh chóng nhận ra con đường Việt Nam có cái ngày như Myanmar chắc phải tới năm 3000!

Cô Phạm Thị Đoan Trang từng tự hào vì được nhân viên ngoại giao Mỹ ca tụng là “tài sản của nước Mỹ” cho rằng, ở Việt Nam không thể có được một lãnh tụ tinh thần nào cho phong trào dân chủ như ở Myanmar chỉ vì “cái tầm dân tộc này nó thế” (tức dân ngu và bị tẩy não). Trang Luật Khoa Tạp chí của cô nhanh chóng dịch bài báo “Think Burma Is a Democracy Now? Think Again” kể trên với thông điệp đừng vội ảo tưởng về cách mạng dân chủ thành công ở Myanmar.


Đồng thời các anh chị “dân chủ” từ già đầu như Nguyễn Quang A cho đến trẻ trâu như Nguyễn Đình Hà đua nhau giơ bảng “thách Đảng Cộng sản Việt Nam làm được như Myanmar”!


Một số anh chị “dân chủ” khác như Nguyễn Hoàng Vi phê phán đám dân chủ trong nước đừng chửi dân ngu nữa và chia sẻ đánh giá của một phóng viên BBC đang ở Myanmar về triển vọng tương lai của đảng NLD không mấy sáng sủa vì vị tổng thống có thể được chọn đã lên đến bậc thượng thượng thọ.

Một bạn đọc trên mạng bình luận về “cơn cuồng” của các anh chị“đấu tranh dân chủ” như sau: 
“Toshiba bọn ngợm dân chủ đều, nước người ta có tính DÂN TỘC cao và là nước đa đảng từ lâu, việc chuyển giao quyền lực từ đảng này sang đang khác là việc bình thường, không có gì là lạ. Hãy xem lại bọn người giống ngợm đi, đấu tranh "dân chủ" kiểu gì mà cứ trông chờ ở ngoại bang, đấu tranh "dân chủ" với mục đích để được đi định cư ở Mỹ, Canada, Úc ...đấu tranh "dân chủ" chỉ vì miếng ăn bố thí của tàn dư chế độ cũ và thế lực thù địch ngoại bang. Hãy xem lại đi, trong suốt nhiều năm qua lũ ngợm dân chủ chống phá, gây rối loạn là chính, đâu thu hút được quần chúng nhân dân….Các người ăn theo sự kiện, diễn trò cười cho thiên hạ, đúng là lũ vô tích sự !”

Vậy xin hỏi các bạn, nền dân chủ kiểu Myanmar có phải là mục tiêu cần hướng đến của Việt Nam chúng ta hay “tiến trình tất yếu” không hay là sự thụt lùi thảm hại?

Với các nhân vật tự nhận“đấu tranh dân chủ” kiểu Chí Phèo như ông Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Huệ Chi…; hợm hĩnh, lố lăng kiểu Cù Huy Hà Vũ, Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng; bê tha, sa đọa kiểu Lê Công Định, Lã Việt Dũng, Lê Thị Công Nhân…; mê tín mù quáng kiểu Trần Huỳnh Duy Thức; cuồng tín công giáo, trục lợi kiểu Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Lê Ngọc Thanh hay cả dàn linh mục Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Vinh, Thái Hà…thì là người dân, bạn có dám ủng hộ họ không? Liệu tư tưởng cuồng Mỹ thoát Trung cực đoan, mù quáng hiện nay của họ liệu có quẳng Tổ quốc của mình ra Thái Bình Dương hay biến VN thành VNCH đệ tam hay đệ tứ???

Tôi thì không dại dột hiến thân mạo hiểm. Chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam còn thì dân tộc còn yên bình và có cơ hội phát triển với lộ trình dân chủ hóa bền vững. Trách nhiệm của mỗi người dân là đấu tranh, xây dựng, củng cố Đảng , Chính phủ giữ vững tâm thế, đường lối, tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra.

No comments:

Post a Comment