2015/11/24

Chuyện câu bé 15 tuổi và phiên tòa "bất đắc dĩ"

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/chuyen-cau-be-15-tuoi-va-phien-toa-bat.html

Mẹ Đốp

Có lẽ đã rất nhiều người đã lặng đi khi nghe Huyền Trang của Truyền thông Chúa cứu thế (‪#‎GNsP‬) nói về đoạn ước mơ của cậu bé 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn - người mà Tòa án nhân dân tỉnh Long An đưa ra xét xử vào sáng ngày 24/11/2015 với hành vi "chống lại đoàn cưỡng chế": Ước mơ của cậu bé ‘tội phạm bất đắc dĩ’ Nguyễn Mai Trung Tuấn: "Muốn được trở về nhà để tiếp tục đi chăn vịt, lấy tiền nuôi em ăn học”. Đó là ước mơ giản đơn của cậu bé chỉ mới 15 tuổi đầu, khi cả cha lẫn mẹ rơi vào vòng lao lý và ngay cả chính cậu bé ấy cũng sắp sửa đứng trước vành móng ngựa vào ngày mai 24.11.2015, do những người cầm quyền dã tâm đẩy gia đình em trở thành dân oan, mất đất". 

Quả thực, nếu ai đã theo dõi những bài viết kiểu này trên GNsP hẳn đã thấy được sự thường xuyên trong cách đặt vấn đề "lấy nước mắt của công chúng" trước khi đi vào câu chuyện. Nhưng ở đây xin hãy khoan thương cảm và vội vàng lên tiếng bảo vệ cậu bé 15 tuổi trong câu chuyện được nói ở trên. Bởi có thể cậu bé tên Tuấn ở Long An kia rất đáng thương, đáng bảo vệ như GNsP đã nói: "Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ‘trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” và ở độ tuổi 15 Tuấn hoàn toàn được bảo vệ, chăm sóc như thế... nhưng thử hỏi rằng việc "chống lại đoàn cưỡng chế" có phải là việc làm bột phát, tự phát của một thiếu niên 15 tuổi hay có sự bày vẽ, sắp đặt từ bàn tay của những người lớn hơn xung quanh em? 

Không hiểu từ bao giờ trên dải đất hình chữ S này đã xuất hiện một kiểu ứng xử rất đỗi bất công. Theo đó, cứ hễ xuất hiện sự bất đồng, mâu thuẫn có tính đối kháng với chính quyền các cấp (hiện tượng này chủ yếu xỷ ra trong lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư... ) thì những người dân thường có xu hướng huy động, triệt để sử dụng vai trò của những người yếm thế trong xã hội, cụ thể trẻ em, phụ nữ trong việc tranh đấu (?). Lí do được đưa ra giải thích việc đưa người yếm thế vào cuộc đơn giản bởi họ dù sai thì chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật cũng khó lòng giải quyết (?) 
Em Nguyễn Mai Trung Tuấn trong một bức ảnh mặc chiếc áo có dòng chữ "Phong trào liên đới dân oan tranh đấu Việt Nam" - Nguồn: GNsP

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng là một trường hợp phải dấn thân theo đúng như cái cách như thế. Theo GNsP khi được hỏi về động cơ, mục đích khiến em có hành vi ‘chống lại đoàn cưỡng chế’ thì em đã chia sẻ: "chỉ là để “bảo vệ quyền tài sản hợp pháp của gia đình khi bị cưỡng chế. Không phải ‘cố ý’ muốn gây thương tích cho ai", em cũng phủ nhận việc bị ảnh hưởng từ người lớn và liên tục khẳng định "phải bảo vệ tài sản của gia đình khi bị cưỡng chế" mà không ý thức được rằng sẽ gây lại hậu quả nguy hiểm cho người khác, hay cho xã hội. Tuy nhiên, câu trả lời có vẻ hết sức trơn tru khác hẳn với độ tuổi 15 của em không làm em và những người đứng đằng sau em trở nên vô tội; bài viết của Huyền Trang của GNsP cũng không làm cho tầm vóc của em có thể lớn hơn chính bởi bức ảnh ở trên. 

Trên chiếc áo Tuấn mang trên mình có in dòng chữ: "Phong trào liên đới dân oan tranh đấu Việt Nam"và nếu ai đó từng chứng kiến qua các vụ việc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng thì không nơi nào thiếu sự xuất hiện của một hình thức Hội, nhóm bất hợp pháp này. Và cũng nói luôn "Phong trào liên đới dân oan tranh đấu Việt Nam"là 01 trong 60 được "thành lập" sau năm 2012 nằm trong danh sách "đen" của Bộ Công an Việt Nam. Ở đây, em Tuấn không phải ngẫu nhiên mà có được chiếc áo đó và sự có mặt của tổ chức bất hợp pháp này cho thấy rõ hơn về vai trò những kẻ đang đứng đằng sau. Vì thế, việc em Nguyễn Mai Trung Tuấn phải đứng trước vành móng ngựa hôm nay bởi chính em là nạn nhân của những mưu hèn kế bẩn của đám người lớn hơn; họ biến em trở thành một con tốt thí trong nước cờ tàn và bất lực của mình. 

Sẽ không ai muốn đưa một vị thành niên như em phải ra tù bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của em sau này; nhưng câu chuyện tương tự sẽ tiếp tục xảy ra nếu những bậc làm cha, làm mẹ, người thân của những người như Tuấn tiếp tục phó mặc cho tương lai con em mình cho những kẻ bất chấp thủ đoạn. Và thiết nghĩ dù hơi "bất đắc dĩ" nhưng phiên tòa mà Tòa án nhân dân tại tỉnh Long An đang tổ chức cần để thức tỉnh, để hiểu rõ hơn điều gì đang diễn ra với chính mình. Họ hoàn toàn có quyền đòi lại, giữ lại những gì thuộc về mình, pháp luật đương nhiên phải tôn trọng và thực thi điều đó, song để không rơi vào hoàn cảnh tương tự như gia đình em Tuấn thì nên chăng hãy tránh xa những kẻ "đục nước béo cò" kia và thực hành quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy trình! 

No comments:

Post a Comment