2015/11/22

Chiêu trò "đánh lận con đen" của Việt Tân (tiếp theo và hết)

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/chieu-tro-anh-lan-con-en-cua-viet-tan_22.html?m=1


Mẹ Đốp

Phía thứ ba, ngay cả khi những ký giả ở các trang tin, trang báo ở Mỹ đến để “xác định một lần nữa” thì những người thân, ruột thịt đã từng xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Khủng bố ở Tiểu Sài Gòn” dài 60 phút vẫn khẳng định một lần nữa những gì đã chứng kiến, những gì đã phát biểu trong bộ phim là chuẩn xác. Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai thứ 06 của nhà báo Nguyễn Đạm Phong (ông Phong có 10 người con) vẫn một mực khẳng định khi được ký giả Hà Giang – làm cho trang Người Việt hỏi rằng “Những người gọi điện thoại hăm doạ gia đình ông, họ tự xưng họ là Mặt Trận? Họ có xưng tên không?”. Câu trả lời của ông Nguyễn Thanh Tú rằng:

“Họ không giấu giếm. Họ nói họ là Mặt Trận, là đại diện cho Mặt Trận. Họ nói rõ ràng, không nói khéo gì cả. Họ không xưng tên, chỉ nói là người làm cho Mặt Trận, hay đại diện cho Mặt Trận. Bố tôi biết mà, biết là mình bị Mặt Trận dọa thủ tiêu. Khi gọi cho bố tôi, họ nói: “Nếu không dừng lại thì sẽ sắp là những giờ cuối cùng của đời mày”.


Theo Nguyễn Thanh Tú – người con trai luôn gần gũi và gắn bó với tờ báo “Tự do” của người cha Nguyễn Đạm Phong cho rằng, trước đây, Việt Tân tưởng rằng Nguyễn Đạm Phong là cây bút mới vào nghề báo, có thể điều khiển được. Bởi thế, nên thông qua các mối quan hệ, Việt Tân đã mời Nguyễn Đạm Phong đến các buổi quyên góp tiền, rồi các tiệc chiêu đãi sang trọng. Sau đó, Việt Tân bố trí người mang ảnh và các bài viết có sẵn đưa cho Nguyễn Đạm Phong với yêu cầu Nguyễn Đạm Phong đưa về đăng tải trên các trang báo mà Đạm Phong quen biết. Tuy nhiên, Nguyễn Đạm Phong là một phóng viên dày dạn kinh nghiệm chứ không phải là “ngựa non” trong nghề như Việt Tân lầm tưởng. Mục đích chính của Việt Tân khi mời Nguyễn Đạm Phong đến là để lợi dụng Nguyễn Đạm Phong là báo chí để khuếch trương, truyền thông cho các hoạt động của Việt Tân lên tận “mây xanh” bao nhiêu thì Việt Tân càng dễ lừa bịp cộng đồng người Việt tại hải ngoại tin tưởng bấy nhiêu và thùng tiền quyên góp cho “kháng chiến”, “chiến khu” sẽ lại dầy lên bấy nhiêu. 

Tờ báo "Tự Do" của Nguyễn Đạm Phong đã vạch trần bản chất của Hoàng Cơ Minh và Việt Tân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến Nguyễn Đạm Phong bị ám sát sau này (Nguồn: Internet)

Sau bao lần thương thuyết, cả ngon ngọt, lẫn cảnh cáo, đe doạ nhưng Nguyễn Đạm Phong vẫn không chịu “hợp tác” trong ván cờ mà Việt Tân đã, đang và sẽ đi. Điều mà Việt Tân lo ngại hơn, tốn nhiều công sức hơn, “ngày ăn không ngon, đêm ngủ không ngon” để “thuyết phục” đối với Nguyễn Đạm Phong không đơn giản là để đăng bài quảng cáo cho Việt Tân nữa mà Nguyễn Đạm Phong đã nắm được các chứng cớ liên quan đến các phi vụ lừa bịp cộng đồng người Việt tại hải ngoại của Việt Tân. 

Trong các bức ảnh mà trước đó Việt Tân có đưa cho Nguyễn Đạm Phong để Phong đăng tải trên báo chí nhằm quảng bá hình ảnh cho Việt Tân lại trở thành bằng chứng tố cáo ngược hành vi lừa trên, dối dưới của tổ chức khủng bố này. Những bức ảnh mà Việt Tân đưa cho Nguyễn Đạm Phong, Việt Tân giải thích rằng, đó là những bức ảnh mà Hoàng Cơ Minh cùng các thành viên khác đã chiếm được các căn cứ của Việt Nam và một mai đây sẽ chiếm được nhiều hơn và tỷ lệ thuận với điều đó là Việt Tân cần nhiều tiền quyên góp của bà con hơn. Và quân số của Việt Tân ở những căn cứ này lên tới hơn 10 ngàn người!?

Tuy nhiên, mọi sự lừa dối đã không qua nổi con mắt tinh tường của Nguyễn Đạm Phong. Để chứng minh rõ ràng cho các bằng chứng của mình, Nguyễn Đạm Phong đã bỏ tiền túi, cất công bay sang Thái Lan để tìm hiểu. Và sự thật được sáng tỏ: Trại 10 ngàn quân mà Việt Tân khoe khoang đó chỉ có trong “cổ tích” vì sự thật là chỉ lác đác vài trăm người, trong đó còn có người Thái Lan và người Lào đứng vào đó “để chụp hình, để quay phim, để đem về quảng cáo”. Nực cười hơn, các căn cứ mà Việt Tân khoác lác đó là Việt Nam thì thực chất là chỗ ở Thái Lan! Thu thập các bằng chứng một các thận trọng, chuẩn bị “cho ra một số báo để vạch trần những việc đó. Biết như vậy, Mặt Trận gặp bố tôi để hăm dọa một lần cuối” (lời của Nguyễn Thanh Tú – con trai thứ 06 của nhà báo Nguyễn Đạm Phong).

Và sự hăm doạ ấy đã biến thành sự thật khi một buổi sáng thức dậy, Nguyễn Thanh Tú trở thành mồ côi cha cùng với 9 anh chị em khác của mình. Nguyễn Đạm Phong đã bị ám sát bởi các viên đạn bắn rất chuẩn, được cho là đã được huấn luyện từ trước.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa – người từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận, người duy nhất trong giới lãnh đạo Mặt Trận đồng ý cho phỏng vấn, xuất hiện trong bộ phim tài liệu dài 60 phút. Tài liệu do Frontline phổ biến đã viết như sau:

“Trong những lần phỏng vấn sau, khi phải đối mặt với những bằng chứng về bạo lực của Mặt Trận, ông đổi giọng. Trong một cuộc phỏng vấn có thu hình, ông Nghĩa nói rằng ‘rất có thể’ là các thành viên Mặt Trận đứng đằng sau vụ ám sát ký giả (Nguyễn) Đạm Phong và có thể đã gây ra những tội ác khác (…) Trong Mặt Trận, ông Nghĩa thừa nhận, có một nhóm rất hung bạo, và khi người quay phim tắt máy, ông Nghĩa thú nhận đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam. Ông Nghĩa nói, ông đã thuyết phục được chiến hữu của mình đừng giết người đó”.


Khi bộ phim tài liệu được phổ biến Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết đã không nói như trên. Nguyễn Xuân Nghĩa còn trả lời trên các trang mạng của Việt Tân rằng “Chúng ta đều là nạn nhân của truyền thông Mỹ”. Khi biết thông tin Nguyễn Xuân Nghĩa thành “thịt ba rọi”, “gió thổi chiều nào ngả sang chiều đó”, cả 03 phóng viên Joseph Sexton, Cliff Parker, và Richard Rowley, những người trực tiếp tham gia phỏng vấn Nguyễn Xuân Nghĩa đều trả lời: Họ “đều nghe những điều ông Nghĩa nói. Họ có ghi chú và sau đó bàn luận với nhau, rồi họ gọi điện thoại ngay cho cấp trên của họ”. Tìm hiểu thêm về Nguyễn Xuân Nghĩa, đọc thêm: “Thịt ba rọi” mang tên Nguyễn Xuân Nghĩa”.

Khi nhắc đến Nguyễn Xuân Nghĩa – từng là cán bộ cao cấp của Việt Tân, người duy nhất đại diện Việt Tân xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Khủng bố ở Tiểu Sài Gòn”, Nguyễn Thanh Tú trả lời rằng:

“Khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa lỡ miệng nói là ông ấy có tham dự một buổi họp mà Mặt Trận bàn chuyện ám sát, câu nói mà giờ đây ông chối là không nói, thì đó không chỉ là một chứng cớ, mà là một xác nhận là trong Mặt Trận có chuyện ám sát người” (…) Giữa hai người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và A.C. Thompson thì tôi tin A.C. Thompson hơn. Vì ngoài ông A.C. còn có mấy người nữa cũng ngồi đó nghe câu ông Nghĩa nói. Mấy người đó họ nghe xong câu đó là họ lật đật báo cho boss biết liền. Vả lại, ông A.C. ông ấy là phóng viên, mấy người nghe cũng là phóng viên, là nhà báo, như nhà báo Hà Giang, như những nhà báo khác. Họ là nhà báo, họ cần gì phải nói dối, phải dựng chuyện? Danh dự và tiếng tăm của nhà báo nó quan trọng hơn chứ? Tại sao những nhà báo này phải hy sinh điều đó?”


Trớ trêu thay, việc Nguyễn Xuân Nghĩa càng lên tiếng một mực phủ nhận việc mình xuất hiện, trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu “Khủng bố ở tiểu Sài Gòn” lại trở thành con dao 02 lưỡi. Không thấy điều này bảo vệ Nguyễn Xuân Nghĩa khỏi con mắt của người đời đâu mà ngược lại. Nó không chỉ trở thành thứ để tố cáo một Nguyễn Xuân Nghĩa sống thay đổi, “gió thổi chiều nào theo chiều ấy”, nói và có thể phủi ngay mà nó còn trở thành một bằng chứng rõ ràng nhất, càng vạch trần các tội ác của Mặt trận. 

Theo các nguồn tin, phóng viên A.C. Thompson, cho biết một trong những nhà sản xuất phim tên Tony Nguyễn. Người này đã cùng làm việc với A.C. Thompson từ những ngày đầu tiên, và đóng vai trò định hình cho cuốn phim. Được biết, vào năm 2011, Tony Nguyễn đã làm cuốn phim có tên “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết vào tháng 7 - 1981, tại San Francisco, California. Trong cuốn phim này, Tony Nguyễn cũng kết luận rằng "Mặt Trận là thủ phạm giết chết Dương Trọng Lâm”.

Tiếng thở dài não nề của đại đa số bộ phận người Việt tại hải ngoại cho một tổ chức khủng bố “cuối chiều” như Việt Tân cũng là những tiếng thở dài “ưu tư”, thất vọng cuối cùng dành cho Việt Tân. Vì nếu còn sĩ diện, còn muốn hoạt động, còn muốn có chỗ đứng trong lòng người Việt tại hải ngoại thì phải biết nhận sai, rồi sửa, như thế mới có thể thu phục được lòng của tất cả mọi người. Thế nhưng, Việt Tân lại đi ngược lại mong muốn của đại đa số bộ phận người Việt tại hải ngoại. Việt Tân sau hơn 30 năm chỉ còn lại một số kẻ tay sai trung thành và tập đoàn con em gia đình dòng họ Hoàng Cơ “cắm cúi điều hành tổ chức gần giống như một công ty hàng quán thương mại!

No comments:

Post a Comment