2015/11/13

Cảnh Quan Tôn Giáo Ở Hoa Kỳ Đang Thay Đổi

Cảnh Quan Tôn Giáo Ở Hoa Kỳ Đang Thay Đổi
Trần Tiên Long chuyển dịch

(America’s Changing Religious Landscape)
Số người Ki-tô giáo đang giảm nhanh chóng. Số người không tôn giáo và có niềm tin khác còn tiếp tục tăng nhanh
  cảnh quan tôn giáo
Kết quả một cuộc nghiên cứu rộng rãi của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew (Pew Research Center) cho thấy số người Ki-tô giáo ở Hoa Kỳ đang giảm dần, trong khi số người Hoa Kỳ đã trưởng thành tự nhận mình không theo tôn giáo nào đang tăng nhanh. Ngoài ra, những thay đổi này đang xảy ra ở cảnh quan tôn giáo, gây ảnh hưởng đến mọi vùng trong đất nước và đến nhiều nhóm mang tính nhân khẩu học. Sự rời bỏ Ki-tô giáo đang xảy ra đối với người Hoa Kỳ ở mọi lứa tuổi, nhưng nó lại rất là rõ nét ở những người trẻ đã trưởng thành. Cũng những xu hướng này có thể tìm thấy giữa những người da trắng, người da đen, và người Mỹ La-tinh; giữa cả những người có bằng cấp đại học và những người lớn chỉ học xong bậc trung học; và giữa đàn bà cũng như đàn ông. (Explore the data with our interactive database tool.)
Có điều chắc chắn là Hoa Kỳ vẫn còn đang là nhà của những người theo Ki-tô giáo nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, và số lớn những người Hoa Kỳ – chừng khoảng 70% – vẫn còn nhận mình theo một nhánh tôn giáo nào đó có niềm tin của Ki-tô giáo. 1 Nhưng một cuộc nghiên cứu rộng lớn mới cho hơn 35.000 người Hoa Kỳ bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew khẳng định rằng, tỉ số người đã trưởng thành (18 tuổi và hơn) tự cho mình là người Ki-tô giáo đã giảm mất gần 8% chỉ trong vòng 7 năm qua, từ 78,4% năm 2007 xuống còn 70,6% năm 2014. Cũng trong khoảng thời gian này, tỉ số người Hoa Kỳ tự cho mình không theo một tôn giáo nào – người vô thần, người không tin, hoặc “chẳng theo tôn giáo nào” – đã tăng vọt hơn 6%, từ 16,1% lên đến 22,8%. Và con số người Hoa Kỳ tự nhận mình có niềm tin không phải Ki-tô giáo cũng đã tăng thêm 1,2%, từ 4,7% vào năm 2007 đến 5,9% vào năm 2014. Sự tăng trưởng này đặc biệt lớn mạnh ở những người Hồi giáo và Ấn Độ giáo, mặc dù từ một nền móng bé nhỏ.
Dân số người Ki-tô giáo suy giảm nguyên do chủ yếu là sự suy giảm những người Tin Lành dòng chính và những người Ca-tô. Mỗi truyền thống tôn giáo lớn này đã giảm xuống chừng 3% kể từ năm 2007. Dân số người Tin Lành Evangelical trong dân Hoa Kỳ cũng đã giảm, nhưng với một tỉ lệ thấp hơn, từ khoảng 1% kể từ năm 2007. 2
Kể cả khi những con số người Ki-tô giáo sút giảm, người Ki-tô giáo ở Hoa Kỳ – cũng như dân số Hoa Kỳ nói chung – đang càng ngày càng đa sắc dân. Người da trắng không thuộc giống dân La-Tinh hiện nay là một con số nhỏ hơn 7 năm về trước trong những người Tin Lành Evangelical, người Tin Lành dòng chính, và người Ca-tô, trong khi những người gốc Tây Ban Nha đã tăng nhanh trong cả ba nhóm tôn giáo này. Các chủng tộc thiểu số hiện nay chiếm 41% trong số những người Ca-tô (tăng từ 35% ở năm 2007), chiếm 24% trong số những người Tin Lành Evangelical (tăng từ 19%), và chiếm 14% trong số những người Tin Lành dòng chính (tăng từ 9%).
Hôn nhân khác tôn giáo cũng có vẻ như đang tăng nhanh: Giữa những người Hoa Kỳ đã kết hôn từ năm 2010, có gần 39% người báo cáo họ có hôn nhân khác tôn giáo, trong khi chỉ có 19% trước năm 1960. 3  Sự tăng trưởng về hôn nhân khác tôn giáo có vẻ như có liên hệ với sự tăng trưởng về số người không có tôn giáo. Có tới gần 20% những người kết hôn kể từ năm 2010 là những người không theo tôn giáo nào và đã kết hôn với người Ki-tô giáo. Đối nghịch lại, chỉ có 5% thuộc dạng này trước năm 1960.
Trong khi nhiều nhóm có tôn giáo ở Hoa Kỳ đang già cỗi thì những người không theo bất cứ tôn giáo nào lại tương đối trẻ trung hơn – và trung bình còn trẻ trung hơn nữa theo thời gian. Bởi vì nhóm người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ không theo tôn giáo nào đang đạt tuổi trưởng thành nên số tuổi trung bình của những người trưởng thành không theo tôn giáo nào đã giảm từ 38 tuổi vào năm 2007 xuống tới 36 tuổi, và còn thấp xa hơn nữa nếu sánh với số tuổi trung bình của dân số đại chúng là 46 tuổi. 4  Đối nghịch lại, số tuổi trung bình của người Tin Lành thuộc dòng chính, theo cuộc nghiên cứu mới, là 52 tuổi (tăng từ 50 tuổi ở năm 2007), và số tuổi trung bình của người Ca-tô là 49 tuổi (tăng từ 45 tuổi ở 7 năm về trước). Đấy là những phát hiện chính yếu từ cuộc nghiên cứu lần thứ hai về Cảnh Quan Tôn Giáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, tiếp nối lần nghiên cứu thứ nhất ở năm 2007.
Bởi vì những cuộc kiểm tra dân số ở Hoa Kỳ không đặt câu hỏi về tôn giáo nào họ theo nên không có một con số thống kê chính thức nào từ phía chính quyền về thành phần tôn giáo. 5 Vài tôn giáo trong nhóm Ki-tô giáo và những tôn giáo khác có sổ sách riêng, nhưng họ áp dụng những tiêu chuẩn rất khác nhau để định nghĩa về thành viên, và đôi khi họ không chịu bỏ ra khỏi sổ sách những thành viên đã rời bỏ nhóm. 6 Những cuộc nghiên cứu của đại chúng thường có một vài câu hỏi về tôn giáo nào họ đang theo, nhưng người ta không phỏng vấn đủ số người, hoặc những câu hỏi không đủ chi tiết để có thể trình bày được đầy đủ về cảnh quan tôn giáo của một quốc gia.
Những cuộc Nghiên Cứu Về Cảnh Quan Tôn Giáo đã được thiết kế để phủ lấp khoảng trống này. Sự so sánh kết quả của hai cuộc nghiên cứu gần như giống nhau, được thực hiện cách nhau 7 năm, có thể trưng ra được những khuynh hướng quan trọng trong việc giảm thiểu nhanh chóng (những người Ki-tô giáo). Hơn nữa, một số rất lớn những mẫu nghiên cứu ở cả năm 2017 và năm 2014 còn bao gồm hằng trăm lần phỏng phấn những người thuộc các nhóm tôn giáo nhỏ, chiếm khoảng chừng 1% tới 2% dân số Hoa Kỳ, chẳng hạn những người Mormons, người Tin Lành Episcopalians và người Tin Lành Seventh-day Adventists. Điều này đã làm cho việc trình bày bức tranh về nhiều tôn giáo có thể thực hiện được, điều mà những cuộc nghiên cứu nhỏ hơn không thể làm. Cuộc Nghiên Cứu Về Cảnh Quan Tôn Giáo mới nhất cũng đã được thiết kế để có ít nhất 300 cuộc phỏng vấn ở mỗi tiểu bang cũng như ở District of Columbia để tiêu biểu cho những vùng đông dân nhất trong toàn quốc. Vậy đây có thể là một sự định giá những thành phần tôn giáo không chỉ trong một quốc gia nói chung nhưng mà còn trong cả các tiểu bang riêng biệt và các vùng địa phương. (See Appendix D.)
Cuộc nghiên cứu thăm dò mới nhất đã được thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha để phỏng vấn qua điện thoại một mẫu đại diện toàn quốc gồm 35.071 người lớn, từ ngày 4 tháng 6 tới ngày 30 tháng 9 năm 2014. Kết quả dựa trên toàn mẫu có số sai biệt là 0,6%. Cuộc nghiên cứu được ước tính đã bao gồm 97% những người lớn ở Hoa Kỳ không thuộc bất cứ một cơ quan nào; và 3% những người lớn ở Hoa Kỳ không thể liên lạc được bằng điện thoại hoặc không nói được tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha để có thể tham dự vào cuộc nghiên cứu. (See Appendix A for more information on how the survey was conducted, margins of error for subgroups analyzed in this report and additional details.)
Ngay một con số sai biệt rất nhỏ, khi áp dụng cho hằng trăm triệu người đang sinh sống ở Hoa Kỳ, cũng có thể đưa đến một sự ước tính rộng rãi về kích thước những niềm tin riêng biệt. Tuy nhiên, những kết quả của cuộc Nghiên Cứu Về Cảnh Quan Tôn Giáo lần thứ hai chứng tỏ rằng người Ki-tô giáo có vẻ đã mất thế đứng không những ở trong sự đóng góp tương đối của họ về dân số ở Hoa Kỳ mà còn cả ở trong những con số tuyệt đối.
Trần Tiên Long chuyển dịch
  1. For estimates of the size of Christian populations in more than 200 countries and territories, see the Pew Research Center’s April 2015 report “The Future of World Religions: Population Growth Projections, 2010-2050.” 
  2. For more details on long-term trends in the religious composition of the U.S. and for analysis of how the Religious Landscape Study’s findings compare with other surveys, see Appendix C
  3. This analysis is based on current, intact marriages. It does not count marriages between spouses with different religions if those marriages ended in divorce (and thus are no longer intact). It also does not include those who may have been in a religiously mixed marriage at the time they got married if one or both spouses later switched religions and now share the same faith. If it were possible to examine religiously mixed marriages that ended in divorce, or religious switching that resulted in both spouses sharing the same faith, then the percentage of intermarriages in previous decades may have been higher than it appears from looking only at marriages that are intact today. 
  4. The adult Millennials surveyed in the Religious Landscape Study are people born between 1981 and 1996. 
  5. For more information on religion and the U.S. Census, see Appendix 3 in the 2007 Religious Landscape Study, “A Brief History of Religion and the U.S. Census.” 
  6. For a compilation of membership figures reported by various denominations, see the 2010 Religious Congregations & Membership Study, which was conducted by the Association of Statisticians of American Religious Bodies. 

No comments:

Post a Comment