2015/11/29

“Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Vatican”

Thiên Lôi
 14-Feb-2013
... đọc lại Chiếu chỉ về tôn giáo ngày 4 tháng 3, 1804 của Vua Gia Long ban ra 209 năm trước ta thấy nội dung vẫn còn có nguyên giá trị như ngày nay mà ngậm ngùi cho bài học lịch sử vẫn chưa thuộc lòng...
Sợ nhiều người ngày nay chóng quên nguyên nhân vong quốc thời cận đại 
nên chúng ta phải có bổn phận luôn nhắc nhở họ”.
(Thiên Lôi)

Mọi chuyện thu tóm quyền lực thế gian giả danh tôn giáo Ki-tô của bọn thực dân đều theo đúng sách lược của Ca-tô Vatican từ thời Hoàng đế La Mã Constantine I lợi dụng ‘nhất thần giáo’ của Giê-xu, cho tái lập đạo này và dựng ra Vatican với Giáo hoàng trong thế kỷ thứ IV, để dùng vào việc bành trướng đế quốc với thập ác và lưỡi gươm.
Hết đế quốc da trắng này rồi đế quốc Âu Châu nọ họp rồi tan như sóng nổi; nhưng vai trò ma mị của Vatican luôn song hành với việc bảo vệ quyền lợi của Tây phương nên được chúng nuôi dưỡng cho đến ngày nay.
Từ đó con đường truyền đạo Ca-tô thấm đầy máu lương dân vô tội và đồng nghĩa với việc đi cướp nước người. Cứu thế đâu chẳng thấy mà chỉ thấy nhân loại càng thêm tan thương đọa đày. Phúc âm đâu chẳng thấy mà chỉ toàn tin dữ bay xa.
Câu chuyện áp đặt đức tin Ki-tô vào Việt Nam cũng chẳng khác. Nỗi đau oái oăm còn lại là những tên xâm lược thì bị nhân dân tiêu diệt hoặc đánh đuổi nhưng những tên cố đạo gián điệp (Trong Wikipedia tiếng Việt thì dùng từ “những tên gián điệp đội lốt giáo sĩ” có vẻ đúng hơn) và bọn giáo gian ác ôn thì lại được phe nhóm phong thánh và dựng tượng ở các nhà thờ bản xứ. Giáo gian là viết tắt của Giáo dân Việt gian.
-- o0o --
- Năm 1625, Alexandre de Rhôde đến Faifo (Hội An) gặp thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ráo riết lập căn cứ địa, chui sâu chờ thời.
http://art-hanoi.com/vncode/rhodes.jpg   http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/11/0174689alexandre-de-rhodes-missionnaire-au-viet-nam-jpg.jpg
Alexander de Rhodes - Mới đây lại được bầy chiên tân trang tu bổ,
cho đẹp trai như vai chánh trong các phim bộ cổ trang... Tàu.
- Năm 1784, Nguyễn Ánh đang ẩn náu ở đảo Phú Quốc thì có kẻ dẫn mối gặp tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Pierre Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đang ở Xiêm La nhờ trợ giúp vũ khí để giành lại ngôi vàng.
Nhưng sau khi lên ngôi thì Vua Gia Long cảm thấy hối hận khi đã lỡ  cỏng rắn vào nhà, qua Chỉ dụ về tôn giáo ngày 4 tháng 3, 1804, có đoạn: "Còn về đạo Bồ đào nha (Ca-tô giáo) là một đạo ngoại lai đã được truyền một cách trùng lén lên khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù triều đình đã cố gắng hủy bỏ cái đạo dị đoan này…”(Đọc toàn bộ bên dưới bài)
- Vua Minh Mạng (1820-1841) và Thiệu Trị (1841-1848) nhận ra mối hiểm họa mất nước gây ra bởi những tên gián điệp đội lốt giáo sĩ nên quyết liệt trừng trị bọn này và đám giáo gian cốt tiêu diệt “đạo tà vạy”; nhưng lực bất tòng tâm, vi trùng Ca-tô đã lan khắp cơ thể nước Việt rồi. Vua Minh Mạng cho công bố hai đạo dụ cấm đoán Ca-tô giáo các năm 1848 và 1851, và làm ra "Thập điều giáo huấn" để giáo hóa dân về nguy cơ tà đạo sau khi một gián điệp đội lốt giáo sĩ tên Marchand đã mưu giúp Lê Văn Khôi, con nuôi của cố tả quân Lê Văn Duyệt, lập nên một nước theo đạo Ca-tô ở đất Gia Định bất thành và bị hành quyết.
      http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Matyrdom_of_Saint_Pierre_Borie_1838_Vietnam.jpg
Trái: Tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Joseph Marchand bị tùng xẻo năm 1835 (dưới thời Vua Minh Mạng).
Phải: Tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Pierre Borie bị hành quyết năm 1838 (dưới thời Vua Minh Mạng)

(Theo Sự Phân Chia của “Pháp Xâm Lược Đại Nam” – Wikipedia):
- Dưới thời Vua Tự Đức (1848-1883), vị vua cuối tự chủ nhưng bất tài của Triều Nguyễn, thì tình hình đất nước thật nhiểu nhương với thù trong (do bọn giáo gian tiếp tay) và giặc ngoài (bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ và quân xâm lược Pháp). Chúng đã dùng mọi thủ đoạn liên kết với nhau để gây rối rồi xâm lăng trắng trợn trong cuộc chạy đua giành giật thị trường và tài nguyên xa xôi ở các châu lục Phi, Mỹ và Á giữa bọn Tây phương.
Vua Tự Đức
  1.  Vua Tự Đức   2. Tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Augustin Schoeffler đền tội năm 1851(dưới thời Vua Tự Đức)
Với nước ta thì những âm mưu xâm lược đã đưa đến các Nhục Ước: Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884. (xem thêm nguồn tham khảo ở cuối trang)
- Năm 1856, quân Pháp và Tây Ban Nha mở đầu gây hấn quân sự bằng cách đem tàu chiến Catinat bắn phá Đà Nẵng lần thứ nhất sau khi bọn cố đạo thất bại trong âm mưu giúp Hoàng Bảo lật đổ vua Tự Dức. Tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Pellerin đã có mặt trên chiến thuyền và sau đó trở về Paris cùng với giáo sĩ Huc để bày kế cho Napoleon III đánh chiếm Việt Nam. Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.
- Năm 1858, Pellerin bí mật trở lại Việt Nam trên chiến thuyền Ménésis, xúi giục đô đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng. Genouilly không nghe lời, kéo quân xuống phia nam chiếm thành Gia Định năm 1859.
Năm 1860, xung đột với nhà Thanh khiến 2 chính phủ Anh và Pháp phải quyết định cử lực lượng viễn chinh sang Trung Hoa, kể cả nhóm quân Pháp tại Nam Kỳ, chỉ còn 1 số rất ít quân Pháp và Tây Ban Nha ở lại chống cự các cuộc tấn công của quân Nam. Trước tình thế nguy nan như trứng chọi đá, Vua Tự Đức đã ra Chỉ dụ chống Pháp năm 1860 thật thống thiết. (Xem nguồn tham khảo bên dưới). Các phong trào nhân dân hưởng ứng nổi lên kháng Pháp do Trương Định, Đỗ Trình Thoại, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực,... cầm đầu.
Sau khi Hòa ước Bắc Kinh với Trung Hoa được ký, đô đốc Léonard Charner (mới thay François Page) đem 1 hạm đội gồm 70 chiến hạm và 3.500 người tới Nam Việt Nam. Tháng 2 năm 1861, quân Pháp chiếm Đại đồn Kỳ Hòa, rồi tháng 4 chiếm Mỹ Tho rồi xây dựng bộ máy hành chính để quản lý khu vực chiếm đóng.
Mất một phần đất của miền Nam là mất nguồn cung cấp lúa gạo nên kinh thành Huế thiếu lương thực trầm trọng, và cuộc nổi dậy của giáo gian Lê Duy Phụng (Tạ Văn Phụng)(1) đã được bọn cố đạo xúi giục nổ ra khắp các tỉnh phía đông Bắc Kỳ năm 1862. Trước tình thế càng ngày càng rối ren, triều đình phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp cầm đầu phái đoàn vào Sài Gòn xin nghị hòa với quân Pháp, nhưng chúng lại bức bách ta phải nhường giao đất đai và phải chịu tiền bồi thường chiến phí, đưa đến Hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam bộ là: Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường với đảo Côn Lôn. 
Vua Tự Đức nổi giận đã lên án trưởng phó phái bộ Phan, Lâm là: “tội nhân của bản triều mà còn là tội nhân của muôn đời”. Sau, trong bài văn khắc trên bia Khiêm Lăng, nhà vua còn nhắc lại chuyện cũ: “Bất đắc dĩ cầu hòa với giặc, sai sứ đi định ước, không biết vì cớ gì mà lập thành hòa ước dễ dàng, đem tất cả thổ địa nhân dân của các triều trước mở mang khó nhọc bỗng chốc bỏ cho giặc hết”.
Sau khi nhận ra sự thua thiệt của mình, và nghe thấy sự bất bình của sĩ dân miền Nam; nên cùng lúc với việc điều quân đi trấn áp các cuộc nổi dậy ở đất Bắc, triều đình Tự Đức cũng lên kế hoạch khẩn trương để đi chuộc đất, bèn sai Phan Thanh Giản làm Chánh sứ cùng các ông Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản sang Pháp thương nghị nhưng không thành công.
Lấy cớ ấy, nên tháng 7 năm 1867 tướng De la Grandière kéo quân Pháp dồn quân ở Mỹ Tho định tấn công 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Biết không chống nổi, Phan Thanh Giản khuyên các quan ở 3 tỉnh nên đầu hàng còn ông viết sớ về triều tạ tội, di chúc cho con cháu quyết không được nhận quan chức gì của Pháp ở Nam Kỳ rồi nhịn ăn mà từ trần ngày 5 tháng 7 năm 1867. Không cần có Hiệp ước mới, Lục tỉnh Nam Kỳ đã biến thành thuộc địa của nước Pháp mang tên Cochinchine (Nam kỳ).
Đối với sĩ dân Nam Kỳ, kể từ sau hòa ước này, ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân, lần lượt từ ba tỉnh miền Đông sang ba tỉnh miền Tây (mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định), rồi từ Nam ra Bắc, tạo thành cuộc kháng chiến đầy gian khổ đánh đuổi quân xâm lược hồi nửa sau thế kỷ 19.
Nhưng dù căm phẫn thế nào với Pháp, triều đình Tự Đức vẫn không thể chiều ý sĩ dân miền Nam mà tái chiến với Pháp. Họ khuyên Trương Định hạ khí giới. Trương Định không chịu. Tự Đức phải cách chức Trương Định cho khỏi phiền phức với Pháp.
Ngoài ra, theo nhà giáo Ca Văn Thỉnh thì đây là một "hàng ước", còn theo giáo sư Trần Văn Giàu thì "đây là một sự phản bội đối với những người kháng chiến", vì sau hiệp ước này phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt khó khăn hơn trước: nghĩa quân sẽ phải đơn độc đối phó với đối phương. Quan trọng hơn nữa là triều đình không chỉ ra lệnh bãi binh, mà lại còn tiếp tay truy lùng các thủ lĩnh cho họ!
May thay đến thế kỷ 20, đảng Cộng Sản Việt Nam đã thành công trong việc lãnh đạo nhân dân đánh đuổi được chúng.
- Sau khi chấn chỉnh miền Nam, quân Pháp nhòm ngó đến miền Bắc. Năm 1873, Soái phủ Nam Kỳ De la Grandière sai Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, hợp binh với tên gián điệp đội lốt lái buôn Jean Dupuis và bọn giáo gian đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương cùng con trai Nguyễn Lâm hy sinh dẫn đến hòa ước Giáp tuất 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn, Chánh sứ toàn quyền đại thần, - Nguyễn Văn Tường, Phó sứ và đại diện của Pháp là Marie Jules Dupré, Toàn quyền đại thần và là Thống đốc Nam Kỳ qui định quyền tự quyết về ngoại giao của Việt Nam phải giao cho người Pháp xử lý. 
 

Sau đó Garnier bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích và giết ngay tại Cầu Giấy. Bấy giờ Phong trào Văn Thân do sĩ phu Nghệ Tĩnh nổi lên hô hào “Bình Tây sát Tả”.
Hòa ước Patenotre
Hòa ước Patenôtre
Năm 1874 những tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Jean Dennis Gauthier và Paul Francois Puginier đã thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Ca-tô tại Bắc Việt tương tự như Cochinchine trong Nam. Puginier bảo “Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Ca-tô giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ”. Gauthier sai Nguyễn Trường Tộ tổ chức các đội thân binh võ trang với vũ khí của Pháp tiếp viện cho các làng đạo, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thieu ta giac Phap Henry Laurent Riviere.
Ảnh tranxuanan_vn's photostream
- Năm 1882, theo kế hoạch xâm lược đã vạch, quân Pháp dưới quyền của Henri Rivière được sai đi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai; Hoàng Diệu tử tiết. Tuy Rivière lại bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc hạ sát sáng ngày 19 tháng 5 năm 1883; nhưng từ đó đến năm 1886 thì quân Pháp dần chiếm toàn bộ đất Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó.
- Cuối cùng, một năm sau khi vua Tự Đức băng hà, Hòa ước Patenôtre (dựa theo tên Jules Patenôtre, sứ thần của Pháp) ký ngày 6/6/1884 triều đình An-nam phải nhận cuộc bảo hộ của Pháp.
Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1885, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
Thế là toàn bộ đất nước lọt vào tay thực dân để chúng cùng với Vatican tha hồ bóc lột đọa đày dân tộc. Công trạng của bọn giáo gian, bọn con chiên vong bản không nhỏ. Vì thế gần 200 năm sau Vatican phong thánh cho đám ôn dịch này.
- Ngày 19 tháng 6 năm 1988, dưới áp lực của bọn giáo gian cuồng tín gốc Kẻ Sặc, Phát Diệm… lưu vong, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức phong thánh cho 117 tên gọi là tử đạo tại Việt Nam. Khi được tin về việc phong thánh, chính quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối và cho rằng họ đều là "tay sai của đế quốc, lót đường cho thực dân Pháp đô hộ Việt Nam từ năm 1884”.
Qua huấn luyện, Vatican đã dạy các Cố đạo gián điệp khi vào Việt Nam ở từ thế kỷ 16 đến 19: “Các ngươi chẳng có gì để mất, ngoài cây thập ác, nhưng khi thắng sẽ giành được tất cả, chưa kể hàng ngàn gái trinh, trai tơ, ngọc ngà châu báu, đất đai sông núi, tài nguyên… như Chúa Trời đã từng được hưởng, ghi rõ trong Cựu Ước vậy!” Phải dạy dân ngu các tín lý “phúc cho những ai không thấy mà tin”; và “truyền dạy đức vâng lời” của “chúa thứ hai” để dễ sai khiến.
Vatican dạy tiếp: Trước hết, các ngươi nên bắt chước mấy cố đạo gián điệp khác khi vào Trung quốc dưới thời Mãn Thanh, phải thay hình đổi dạng, biến hóa đủ cách, tựa như nhân viên của CIA ngày nay:
 Giáo sĩ Tây mặc áo Tàu
Thay đổi trang phục sao cho giống diển viên … Hồ quảng
Khi chiếm được đất nước này rồi, các ngươi sẽ được …
Tonkin_eveque(TGM) truyền giáo
… bọn nô lệ bản xứ cung cúc hầu hạ

  
hoặc đội nón cối cùng Thực dân rong chơi từ Bắc vào Nam.
Ủa, nón cối đã xuất hiện từ thời bọn cố đạo, cớ sao bây giờ bọn giáo gian cứ mãi chụp nón cối ‘cộng sản’ cho người yêu nước nhỉ? Vậy nếu được chụp nón cối thì người bị chụp mũ phải hãnh diện vì giống quan thầy bọn giáo gian chứ!
cán biị chăn chiên
và có cơ hội đào tạo những tên tay sai làm cán bộ chăn chiên bản xứ ban đầu.
Giậu đổ bìm leo; thói đời là thế!
Trong số vô vàn tội ác do bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ và bọn giáo gian gây ra cho dân tộc trong thời Vong Quốc suốt thế kỷ 19 và đầu 20, hai tên sau đây cần được nhớ kỷ:
   
Cố đạo gián điệp Paul Francois Puginier (1836-1892)
Chính tên giám mục ác ôn này, tay nhuộm đầy máu dân Việt đã giúp hoàn tất việc Pháp đô hộ Việt Nam bằng cách xúi dục bọn con chiên giáo gian làm lính đánh thuê cho Pháp, mở nhiều cuộc tàn sát lương dân vô tội, trong đó có Phong trào Văn Thân, và về sau nhiều phong trào chống Pháp khác. Vì thế y đã được giáo hội Ca-tô Việt đặc biệt thờ phụng.
Ban đầu mò đến Việt Nam trong vai Linh mục lập nên Xứ đạo Hạnh Thông Tây năm 1861. Sau lẻn ra phụ giúp cho Joseph Theurel ở Tông Tòa của Tây Đàng Ngoài năm 1862. Lên chức giám mục 1867, làm Phó Đại diện Tông Tòa (1867– 1868) đóng tại Kẻ Sở thuộc thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, rồi Đại diện Tông Tòa của Tây Đàng Ngoài (1868 – 1892).
Năm 1872, cùng với Francis Garnier đi thám hiểm đất đai và cao nguyên bắc bộ giả dạng truyền giáo vùng sơn cước và đã ghi chú tài liệu địa hình cho quân Pháp về sau xâm chiếm dễ dàng hơn.

Năm 1873 khi Garnier bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích và giết ngay tại Cầu Giấy, sĩ phu Nghệ Tĩnh nổi lên Phong trào Văn Thân hô hào “Bình tây sát tả”, Puginier trốn vào Sài gòn cùng với Gauthier thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Ca-tô tại Bắc Việt, rồi lẻn trở về Kẻ Sở.
Năm 1882 sau khi Henri Rivière hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Puginier đã dời từ Kẻ Sở về Hà Nội và cho phá hoàn toàn Chùa Báo Thiên lấy đất xây nhà thờ Saint Joseph, tức Nhà thờ Chánh tòa Hà Nội ngày nay.
Y qua đời vào năm 1892 và được chôn cất trong nhà thờ Kẻ Sở. Nên phân biệt với xứ đạo cuồng tín khác, Kẻ Sặt thuộc thị trấn thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, sau khi di cư vào Nam năm 1954 đã tụ tập tại Hố Nai, tỉnh Biên Hòa.
Linh mục Trần Lục   http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/19/Tuong_Phero_Tran_Luc.jpg/220px-Tuong_Phero_Tran_Luc.jpg
Trần Lục mang danh Linh mục ở Phát Diệm đã tuân lệnh của Puginier giúp 150 tay súng giáo gian để Pháp đánh chiếm thành lũy Ninh Bình, về sau còn tăng viện cho Pháp dưới quyền đại tá Brissand 5 ngàn giáo gian để vây hãm và phá hũy chiến lũy Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng vào năm 1886 và trả thù dã man, giết hại và đốt phá ba làng người lương ở chung quanh chiến lũy.
Trương Bá Cần, tác giả bộ “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” đã viết: “Tháng 4.1886, Trần Lục, linh mục quản xứ nhỏ bé của Phát Diệm tới Kẻ Sở, gặp bề trên của mình là Puginier để thỉnh ý giám mục về việc triều đình giao cho (?) y sứ mạng Khâm sai ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”.
Đúng là bọn cướp nước nói điều giả nhân giả nghĩa với nhau không biết xấu hổ... “Về việc triều đình bù nhìn giao cho sứ mạng Khâm sai ba tỉnh”. Triều đình nào? Năm 1884 thì nước đã mất vào tay quân Pháp; vậy thì còn triều đình tự chủ nào vào năm 1886 để mà hãnh diện ra điều cung kính, lại còn hỏi ý kiến bề trên với bề dưới? Rõ ràng là bọn giáo gian theo đúng tinh thần “thà mất nước hơn mất chúa”.
Y qua đời ngày 6 tháng 7 năm 1899. Trước khi qua đời, y có trăn trối hãy táng xác y giữa lối ra vào nhà thờ, "để người ta đi lại, xéo trên mồ". Tuy nhiên, giáo dân đã dịch qua khỏi lối đi và làm vòng rào bảo vệ và dựng tượng trước nhà thờ Phát Diệm.
Đáy là chưa kể thêm về những tên ác ôn như Nguyễn Thân, Ngô Đình Khả, khi Phong Trào Cần Vương được phát động. và Lê Hữu Từ, giám mục thứ 4 ở Phát Diệm đã tàn sát bao nhiêu người yêu nước kháng chiến chống Pháp.
Quả thật ngón đòn tôn giáo lồng trong sách lược chính trị quả là quá gian manh mưu lược. Làm chính trị thì tàn tích sẽ bị diệt sạch bởi các cuộc cách mạng; nhưng làm tôn giáo thì được lưu dấu an toàn dù gian ác tầy trời. Vì vậy mà đám giáo gian không hăng say phục vụ hết mình cho Vatican sao được.
Sau bao hy sinh thăng trầm, máu đổ thịt rơi, cuối cùng Vatican cũng đã ‘cắm dùi’ được. Vatican tha hồ chiếm đoạt đất đai ruộng vườn, tài vật, con người... không kể xiết trên đất nước Việt Nam bị trị. Vậy mà bây giờ Vatican còn xúi dục đám con chiên ngu muội đòi trả lại đất ăn cướp đã bị Nhà Nước truất hữu. Không biết hổ thẹn là gì.
Thêm nữa, về sau lại có con chiên u tối Ngô Đình Diệm cuồng tín mất cả lý trí, cảm thấy còn chưa đủ lại nhân danh tổng thống Nam Việt làm lễ dâng đất miền Nam cho Bà Mẹ Chúa vào năm 1959. Vì thế mà Bà Mẹ Chúa khoái quá bèn mua vé tàu suốt cho y diện kiến dung nhan con mình chỉ 4 năm sau.
Cũng chính trong giai đoạn này bọn con chiên lén lút trình làng danh từ “công giáo”. Ca-tô giáo có thể là một đạo phổ biến toàn cầu, chứ không thể là “công giáo”, nhất là ở Việt Nam được. Gian xảo, thay trắng đổi đen vốn là bản chất đã được nhồi sọ bởi Ca-tô giáo nên không hề cải tạo được.
-- o0o --
Rồi bầy chiên đã hết mình ‘địa phương hóa’ hình ảnh… thánh,
 
Bằng cách ép Bà Mẹ Chúa quấn khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân, 
hoặc áo dài khăn vành (cứ như đi thi Hoa Hậu Áo Dài ở Bolsa)
Ngay cả giả mạo dưới dạng tượng Bồ tát Quan Âm với thập ác ở trước ngực (ở Trung quốc)
nhà thờ phát diệm   thập ác bằng tre mặc áo học truyền thống
Hay giả mạo nhà thờ dưới dạng đình chùa ở Phát Diệm - Hoặc mang thập ác bằng… tre. Hoặc lại… bắt chước học truyền thống (bên trong Nhà thờ Phát Diệm)
Nhưng lạ thiệt….
Bầy chiên lai căng Mít bỏ xứ vẫn lấy làm hãnh diện mặc quần áo của tổ tiên… Tây Gaulois, như diễn tuồng trên sân khấu. (gọi là Hội hiệp sĩ Khủng...Bố - nói lộn! Kha Luân Bố - Knights of Columbus).
 
Và lúc nào cũng mang dao kiếm vào nhà thờ? để lập ‘Ấp chiến lược’ chăng?
Có giống cây kiếm cùn thường đặt ở đài … phóng uế của con chiên què Dương Đại Hải hay không? Tên này chỉ còn thiếu cái thập ác treo bên cạnh nữa thôi.
Ở thời buổi này, năm 2012, mà lại có con cừu non như LS. Nguyễn Quốc Lân và Michael Võ, Phó thị trưởng Westminster muốn tái lập Ấp chiến lược ở Bolsa bằng cách đề nghị lập vùng "phi cộng sản" tại Hoa Kỳ, trong khi chủ của chúng tại Washington DC ôm hôn cộng sản Tàu thắm thiết. Đã chạy mất dép từ bắc vào nam, rồi từ nam sang đây mà vẫn còn sợ cộng sản đến vậy sao?
Nói thêm về Ấp Chiến Lược. Nhiều người cứ dựa vào tài liệu của VNCH cũ mà bàn hươu tán vượn, nào là khuôn mẫu cho Ấp chiến lược được rút từ kinh nghiệm chiến dịch bình định ở Philippines của quân lực Mỹ và Malaysia của quân đội Anh. Kế hoạch được phái đoàn cố vấn Anh do R. G. K. Thompson cầm đầu đưa ra vào Tháng 11 năm 1961 dưới thời Ngô Đình Diệm và chính thức áp dụng vào Tháng Ba năm 1962 đầu tiên ở Bình Dương.
Bố láo cả! Ấp chiến lược được rút từ khuôn mẫu “Xóm Đạo, Xứ Đạo Ca-tô ở những vùng mới chiếm còn chưa được an toàn do các cố đạo dựng lên trong quá trình xâm lược” của Vatican. Khi toàn thắng thì nó sẽ thành Kẻ Sở, Kẻ Sặt, Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm. Không lạ là với tội ác tày trời đối với nhân dân như thế cho nên bọn giáo gian đã giày xéo nhau mà chạy theo quan thầy từ bắc vào nam rồi ra hải ngoại.
Vì thế, mượn danh tôn giáo để hoạt động chính trị khuynh loát là nghề riêng của Vatican từ ngày thành lập đến nay. Đối với bầy chiên hèn mọn thường tung hê câu nói bất hủ của Hoàng Quỳnh “thà mất nước chứ không thà mất chúa” thì đem lời nhân nghĩa tình tự dân tộc hay lòng yêu nước ra nói chuyện thì như nước đổ đầu chiên. Bởi có những tên phản quốc phục vụ cho bọn ngoại bang xâm lược đất nước Việt thì mới có đạo Ca-tô bám trụ được ở Việt Nam, để từ đó những cán bộ áo chùng đen mới có việc mà làm, ngồi mát ăn bát vàng, hô hào tụ tập đồ đảng để chuyên gây xáo trộn sự yên bình của quốc gia. 
Rõ ràng là bọn giáo gian “ăn cơm quốc gia lại đi thờ ma Vatican” lại còn mồm loa mép dãi đặt ra câu tuyên truyền bịp bợm bấy lâu nay gọi những người kháng chiến yêu nước là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Qua lịch sử kể từ ngày bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ Vatican mò đến Việt Nam đã chứng minh rằng cơm gạo đất Việt đã nuôi bọn giáo gian khôn lớn, nhưng trong suốt thời thơ ấu đã bị đám cán bộ áo chùng đen nhồi sọ đến nổi khi trưởng thành thì linh hồn bị bán cho bạch quỉ ở Vatican cho nên suốt đời chỉ biết cúi đầu vâng lệnh ngoại bang mà phản bội tổ quốc.
Hình như có một bộ phận trong chính quyền hiện tại vốn có công giải phóng quê hương cố làm ngơ trước bản chất nô lệ ngoại bang của một cộng đồng nhỏ bé của dân tộc, nhưng nếu có sự tiếp tay của các thế lực Tây phương dưới sự phối hợp của Vatican thì lịch sử vong quốc sớm hay muộn sẽ có nguy cơ tái diễn.
*
Bỗng đọc lại Chiếu chỉ về tôn giáo ngày 4 tháng 3, 1804 của Vua Gia Long ban ra 209 năm trước ta thấy nội dung vẫn còn có nguyên giá trị như ngày nay mà ngậm ngùi cho bài học lịch sử vẫn chưa thuộc lòng.
"Còn về đạo Ca-tô là một đạo ngoại lai đã được truyền một cách trùng lén lên khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù triều đình đã cố gắng hủy bỏ cái đạo dị đoan này. Hỏa ngục là một chỗ ghê gớm đạo này dùng để làm cho kẻ ngu xuẩn khiếp sợ. Thiên đàng mà đạo hứa sẽ ban cho những người ngay lành là thành ngữ rất kêu để quyến rũ những đứa khờ khạo. Đạo này được dạy trong đám dân ngu...thâm nhiễm tà đạo và đã quen giữ lề luật một cách mù quáng, không suy nghĩ và không làm sao mở mắt cho họ được. Do đó từ nay trong các tổng, các làng có người Thiên Chúa giáo, cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những nhà thờ hư nát, còn cất mới thì tuyệt nhiên cấm hẳn".
Dù ngày nay bọn Tây phương và con chiên bản xứ tìm mọi cách bào chữa thế nào nhưng vết máu đã vấy đi đôi với lòng phản quốc của giáo dân trong lịch sử truyền giáo vào đất nước Việt không thể nào rửa cho sạch được.


Chú thích:
(1) Khi Pellerin khẳng định chuyện đám dân chúa Việt gian ở Bắc kỳ sẵn sàng tiếp tay với Pháp là vì bọn cố đạo đã ngấm ngầm chuyển vũ khí xúi giục bọn này làm lọan khắp nơi làm cho quan quân triều đình tảo trừ mãi đến mệt mỏi suy yếu dần. Trong số giáo gian này có Tạ văn Phụng mà sử gọi là Giặc tên Phụng.
Nguyên là khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng, y có mặt trong đám giáo gian Bắc kỳ theo vào làm lính tập cho Pháp. Về sau hắn được gởi đến nhà dòng Pénang để được huấn luyện thêm mà bọn cố đạo gọi là “học đạo”, rồi trở về theo tướng Charner đánh phá Quảng Nam năm 1861.
Đến tháng chạp cùng năm thì bọn cố đạo xúi giục tên Phụng ra Bắc, mạo xưng là Lê duy Minh dòng dõi nhà Lê, rồi tự xưng là minh chủ, (nên còn dược gọi là Lê Duy Phụng) cùng với một người đạo trưởng (cở ‘trùm sò’ bây giờ) tên là Trường làm mưu chủ, và tên Ước, tên Độ dấy binh ở Quảng Yên. Đảng tên Phụng đem quân giặc Khách ở ngoài bể vào đánh lấy phủ Hải-Ninh, rồi lại thông với giặc Khách và giặc ta ở các tỉnh, để làm loạn ở Bắc kỳ. Tháng ba năm 1862, ở Bắc Ninh có tên cai tổng Nguyễn Văn Thịnh (tục gọi là cai tổng Vàng) xưng làm nguyên súy, nhập đảng với tên Phụng, đem binh đi đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng, và vây thành Bắc Ninh. Vào năm Tự Đức thứ 16, 1863, uy thế của giặc rất lớn và tình hình thật khẩn trương cho triều đình. Có lúc chúng tập hợp hơn 500 chiếc thuyền ở đảo Các Bà và ở núi Đồ Sơn, có ý muốn đem quân vào đánh Kinh đô.
Tuy vậy, sau 4 năm vất vả, quan quân triều đình dưới quyền thống lĩnh của quân-vụ đại-thần Nguyễn Tri Phương rốt lại cũng tiêu diệt được đám giáo gian phản động này vào năm 1865.


@ Chiến Tranh Chống Quân Xâm Lược Pháp: http://vi.wikipedia.org/wiki/...
Nguồn tham khảo:
@ Hòa Ước Nhâm Tuất 1862: http://vi.wikipedia.org/wiki/...
@ Hòa Ước Giáp Tuất 1874: http://vi.wikipedia.org/wiki/...
@ Hòa Ước Quí Mùi 1883: http://vi.wikipedia.org/...
@ Hòa Ước Giáp Thân 1884: http://vi.wikipedia.org/wiki/....
@ Chỉ dụ chống Pháp của vua Tự Đức ban vào năm 1860:http://vi.wikipedia.org/wiki/...
@ Nhiều trang mạng khác

Thiên Lôi.
Tháng 2, 2013.

 

Các bài cùng tác giả Thiên Lôi

▪ Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ Thiên Lôi 

▪ Vẫn Là Chuyện Tôn Giáo Ở Việt Nam Thiên Lôi 

▪ Tiễn Chân Bác Tổng Kiệt - Sớm Hưởng Nhan Thánh … Vaticano -Thiên Lôi 

▪ Mùa Đông Lại Đến: Bàn Thêm Về Huyền Thoại Christmas Thiên Lôi 

▪ Một Cái Nhìn Khác Về Vụ Tu Viện Bát Nhã - Thiên Lôi 

▪ Khám Phá Mới Về Rắn Và Kinh Cựu Ước - Thiên Lôi 

▪ Lật chồng báo cũ:: Bàn những chuyện về ‘Cha’ Nghị. - Thiên Lôi 

▪ Cha Henry, Một Người Cha Bí Mật - Gary Tuchman 

▪ Nhân Chuyện Khám Phá: Có Jehovah Trong Ca Dao Việt - Thiên Lôi 

▪ Bolsa, Xóm Đạo - Mạn hứng của Thiên Lôi - Thiên Lôi 

▪ Bài Học Nam Hàn Thiên Lôi 

▪ Bài Học Georgia - Thiên Lôi 

▪ Bài Học Nam Hàn 2: Phật Giáo Pháp Nạn - Thiên Lôi 

▪ Vì Sao Đám Dân Chúa Việt Lại Chống Cộng Điên Cuồng Thiên Lôi 

▪ Thiên Hạ Sự: Trò Chơi Dân Chủ Nhân Quyền của Tây Phương -Thiên Lôi 

▪ Nhân Dịp Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long: Ca-Tô Rô-Ma Giáo Là Họa Chia Rẽ Truyền Kiếp Của Dân Tộc Vi�� - Thiên Lôi 

▪ Phải Cám Ơn Tổng Kiệt Thôi! Thiên Lôi 

▪ Nhân Vụ Đòi Đất của TGM Kiệt, Đừng Quên Vai Trò của Vatican. -Thiên Lôi 

▪ Văn Hóa PG Trong Phim Thái Thiên Lôi 

▪ Cải Đạo … Theo Phật, Sao Lại Không? Thiên Lôi 


▪ 1 2 ▪ >>>

No comments:

Post a Comment