2015/11/19

ĐẠI LỘ 10 LÀN ĐƯỜNG Ở LỘC HÀ

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/11/ai-lo-10-lan-uong-o-loc-ha.html

Về chuyện huyện Lộc Hà xây đại lộ 10 làn đường.

Ảnh để minh họa đường cong ở Hà Nội

Huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn mở rộng tỉnh lộ 9 dài 18km, trong đó nổi bật có 1 đoạn dài 5km rộng tới 10 làn đường. Ở Tây thì 10 làn là quá tầm thường, đại lộ Champs-Élysées ở Paris cũng 10 làn, và nó được xây dựng từ thế kỉ 17.

Như thường lệ, lũ bần nông nhảy đồng hú hét như bố đang liệm thì đạp quan tài sống lại. Vài con kền kền chụp ảnh đoạn đường đã thông xe lúc 12h trưa và phán rằng huyện Lộc Hà xây đường để ngắm. Bao nhiêu ban bệ ngồi họp lại với nhau còn chưa tính chính xác được liu lượng giao thông, thằng bần nông thợ viết một chữ bẻ đôi về lập dự án không biết mà dám phán như đúng rồi, gan hơi to tôi khen.

Trong quy hoạch, điện đường trường trạm luôn đi đầu, cái này ai cũng biết, cơ mà các nhà báo đa phần là không biết.

Để nâng cấp nông thôn thành đô thị, cách hiệu quả nhất là xây sẵn cơ sở hạ tầng trước, khi còn là nông thôn hoặc thị xã, thị trấn thì khung giá đất sẽ rẻ, giải tỏa đền bù đơn giản. Các bạn có biết Bình Dương có cơ sở hạ tầng tốt hơn Hà Nội, nhưng họ vẫn không sốt ruột lên thành phố,vì nếu họ làm vậy, sẽ không có thị xã Thủ Dầu Một đồng bộ và hoành tráng như ngày nay. Tầm nhìn của quan chức, dẫu có cận thị, thì cũng vẫn đi trước phóng viên 100 năm có lẻ.

Tuyến đường này không chỉ nối trung tâm huyện Lộc Hà với thành phố Hà Tĩnh và các địa phương khác, mà còn mang ý nghĩa quan trọng đối với mỏ sắt Thạch Khê lớn nhất Đông Nam Á. Các bạn cần biết nhà máy luyện thép 2 triệu tấn/năm của Kobelko ở Nghệ An suốt nhiều năm phải đắp chiếu chờ nguyên liệu, một tuyến đường đủ rộng cho 4 xe sơ mi rơ moóc đầu chó tránh nhau để vận chuyển mỏ sắt từ Hà Tĩnh tới các tỉnh phía Bắc là cấp thiết và sống còn. Các anh quan huyện Lộc Hà dám nghĩ dám làm tôi rất khen. Đường phục vụ cả dân sinh và vận tải, đừng vì chỉ thấy vài anh vàng vẩu phóng wave tàu đi thăm ruộng mà phán nó lãng phí, các bạn nhà báo ạ.

Thường thì trong quy hoạch đường bộ, nếu xác định nhu cầu vận tải sẽ tăng trong tương lai thì người ta sẽ giải tỏa sẵn, để liu không vài làn đường sau này khi nào cần sẽ mở, cơ mà ở Việt Nam thì các anh quản lý ăn quả đắng nhiều rồi. Nếu để liu không mà không san nền rải nhựa, sau vài năm bần nông sẽ chiếm dụng không gian đó để trồng rau, màu và cây ăn quả, xây cái chuồng heo, lán tạm và bẵng đi tí nữa sẽ là một dãy nhà ống 2 tầng thần thánh lấn tới tận mép đường. Bạn nào không tin có thể đi dọc cuốc lộ 1 qua vài tỉnh sẽ thấy trên hành lang giao thông cấm xây dựng được quy hoạch từ năm 1993 đã xuất hiện khoảng dăm vạn căn nhà kiên cố. Vài năm sau khi đường được mở rộng, tôi lấy nick phẩm ra đánh cược rằng sẽ xuất hiện 10 vạn dân oan cắm chốt Mai Xuân Thưởng tố cáo chính quyền địa phương thu hồi đất đai họ đã nhảy dù chiếm dụng không lâu trước đó.

Số tiền 240 tỉ đầu tư cho đoạn đường này nó không mất đi, mà được bơm vào nền kinh tế của huyện. Sẽ có những hộ dân giàu lên giờ giải tỏa, sẽ có những nhà thầu phụ lên đời Camry chở vợ con đi siêu thị cuối tuần, nhiều công ăn việc làm sẽ được tạo ra và đó mới là cách thoát nghèo bền vững nhất cho cả địa phương chứ không phải cầm tiền đi từ thiện cho bần nông ăn rồi họ ỉa ra là hết.

Thày giáo tôi từng dạy rằng, một người đi chơi từ Hà Nội đến Sài Gòn cũng tạo ra thặng dư kinh tế, nên nếu thấy ở quê bạn mở mang đường sá, hãy mua nải chuối thắp nén nhang vái ông bà ông vải tạ ơn chứ không phải gầm lên í kiến như chó thiến rắc mảnh sành, các đồng bào bần nông của tôi ạ.

Nguồn: Phú Ngẫn

No comments:

Post a Comment