2015/10/16

ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO, BẾN XE MỸ ĐÌNH LÀ HIỆN THÂN CỦA TẦM NHÌN VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ


LâmTrực@

1. 
Dự án đường  sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là nỗi nhức nhối của những nhà quản lý và của người dân. 

Bị chậm tiến độ, đôi vốn cao ngất, gây hỗn loạn giao thông và làm mất dần niềm tin vốn dĩ đã khá ít ỏi vào khả năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Đội vốn là do lỗi của Ban quản lý dự án, tức phía ta, còn chậm tiến độ, làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước là lỗi của chủ đầu tư. 

PGS.TS Nguyễn Đình Thám, Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Đây là lỗi do Ban quản lý (BQL) chứ không phải lỗi của nhà thầu, bởi vì, nhà thầu chỉ liên quan đến vấn đề chất lượng công trình, thi công chậm tiến độ. Riêng việc đội vốn, tăng vốn, không giải phóng được mặt bằng là lỗi do chủ đầu tư, BQL".

Vậy mà cho đến tận hôm nay, nỗi thống khổ của người dân dọc tuyến đường dở dang này vẫn tiếp tục leo thang.

2.
Chưa thấy ai ngạc nhiên khi báo dẫn lời Bộ trưởng Đinh La Thăng hôm 15/10/2015: "Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng".

Con số 500 triệu đối với một người dân là số tiền khổng lồ và có lẽ phải mất cả đời mà chưa chắc có được, vậy mà không hề có ai ngạc nhiên.

Và người dân biết rõ, "lốt" xe ấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm có tên giao thông. Họ cũng biết, chính người dân là những người chịu thiệt thòi tới mức đau đớn nhất.

Thảm trạng quản lý yếu kém trên tất nhiên không phải ai khác, mà chính là Bộ Giao thông Vận tải.

Vậy nên, ai đó không hề quá lời khi nói: "Bến xe Mĩ Đình là hiện thân rõ ràng nhất của tầm nhìn phát triển giao thông của Việt Nam". 

Với người viết, bến xe Mỹ Đình và Đường sắt trên cao là biểu hiện của không chỉ về tầm nhìn mà còn về năng lực quản lý giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.

P/s: Lần này tôi không thể ủng hộ anh Thăng được. Nếu muốn sửa sai và phát triển, anh Thăng nên liên hệ với những người dám viết bài trên blog như thế này. Rất sẵn lòng được giúp anh Thăng, miễn là anh thật lòng.

No comments:

Post a Comment