2015/10/21

TỰ DO TÔN GIÁO HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Quốc Anh
Tự do tôn giáo là nhu cầu và là quyền cơ bản của mọi công dân. Nó được thừa nhận và bảo vệ trong các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên hiểu như thế nào về quyền tự do tôn giáo là vấn đề cần thiết, đặc biệt trong tình hình hiện nay có nhiều người lầm tưởng cho rằng đây là quyền tuyệt đối, mọi hoạt động vì đức tin tôn giáo đều có thể vượt lên trên các quy phạm pháp luật, bất chấp lợi ích cộng đồng, trật tự xã hội.

Xuyên suốt các văn bản quốc tế có thể thấy hết sức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên đi kèm với việc thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, các quốc gia đặc biệt quan tâm liệu đó có phải quyền tuyệt đối.

Đối với vấn đề này, luật pháp quốc tế cũng quy định rõ, giống như một số quyền con người khác, tự do tín ngưỡng tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối. Nghĩa là trong khi thực hiện quyền, công dân phải chịu một số hạn chế nhất định bởi các quy định của pháp luật. Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được phép vi phạm các quy định của pháp luật và làm tổn hại đến lợi ích công cộng, các quyền, lợi ích cơ bản của người khác. Điều này được khẳng định trong tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền (1948): “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng mà trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ; mọi người trong khi hưởng thụ các quyền tự do cá nhân phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm đảm bảo các quyền và tự do của người khác, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức trật tự công cộng và sự phồn vinh chung của một xã hội dân chủ”.
Bên cạnh khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định mọi hoạt động tôn giáo của các đối tượng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; các hoạt động tôn giáo hợp pháp được đảm bảo; các hoạt động tôn giáo vì lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân được khuyến khích. Đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo phá hoại nền độc lập của dân tộc, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và tiến hành các hoạt động sai trái khác có liên quan đến tôn giáo.
Như thế, có thể thấy rằng quan điểm của cộng đồng quốc tế và Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo, không có gì khác biệt. Đó là, Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không phải là tuyệt đối mà là một quyền có giới hạn. Bất cứ ai lạm dụng quyền tự do tôn giáo để gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm các quyền của người khác đều bị xử lý theo pháp luật.
--------
Video: Paul Trần Minh Nhật thực hiện nhằm đòi hỏi sinh hoạt tôn giáo ra ngoài pháp luật

No comments:

Post a Comment