2015/10/31

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM: KHÔNG THỂ CỨ VIN MÃI CAM KẾT "SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC"

http://vietnamngayve.blogspot.com/


Trong một diễn biến mới đây nhất liên quan việc tháo dỡ trụ sở UBND Phường Thủ Thiêm - nơi đây từng là cơ sở trường học của Hội dòng có tên là trường nữ thánh Anna, trong thư hồi đáp của nữ tu Nguyễn Thị Hoa (Sinh năm 1954), người được giới thiệu là đại diện các vấn đề pháp lý của Hội dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm gửi UBND quận 2, TP Hồ Chí Minh đã trình bày như sau: 


Ở đây sẽ không quá khó để nhận ra nội dung (điểm) có tính cốt lõi trong thư của Nữ tu Nguyễn Thị Hoa. Theo đó, nữ tu này đã băn khoăn và lí giải sự băn khoăn của mình bằng những phân tích có tính pháp lý. Cụ thể: Bà này đã cho rằng đã có một sự sai lệch nhất định giữa Công văn số 4600/UBND ngày 24/10/2015 của Chủ tịch UBND Quận 2 gửi Hội dòng với nội dung cuộc trao đổi giữa hai bên trước đó. 

Nữ tu Hoa cho rằng, trong nội dung cuộc trao đổi giữa đại diện Hội dòng và UBND quận 2 có nội dung: "Hội dòng đề ngị Uỷ ban nhân dân quận 2 dừng tháo dỡ cơ sở trường học của Hội dòng là trường nữ Thánh Anna 76A, tổ 16, khu phố 1, Phường Thủ Thiêm, Quận 2, TP Hồ Chí Minh". Nội dung văn thư trước đó của Hội dòng cũng đã viết: "Khi nào Uỷ ban Thành phố có văn thư chính thức quyết định hỗ trợ và đền bù thoả đáng về các cơ sở giáo dục này của Hội dòng, thì Hội dòng sẽ đồng ý giao trường cho Nhà nước tự tháo dỡ". Tuy nhiên, trong công văn của UBND quận 2 lại viết: ".... Vì hội dòng đang có đơn kiến nghị cấp Thành phố và Hội dòng sẽ chấp hành theo quy định khi được trả lời đơn". Xét trên khía cạnh văn phạm thì những điều được chỉ ra cho thấy sự bất nhất về một nội dung giữa UBND Quận 2 và Hội dòng mến thánh giá Thủ Thiêm. 
Công văn số 4600/UBND ngày 24/10/2015 của Chủ tịch UBND Quận 2 gửi Hội dòng (Nguồn: Internet). 

Theo đại diện từ Hội dòng, họ chỉ đồng ý bàn giao và không cản trở việc tháo dỡ phục vụ làm đường đi vào khu đô thị Thủ Thiêm mới chừng nào Chính quyền (cụ thể là UBND quận 2, Tp Hồ Chí Minh) có văn thư chính thức quyết định hỗ trợ và đền bù thoả đáng với lí do khu đất đang chuẩn bị tháo dỡ trước đây là cơ sở trường học của Hội dòng. Vậy nhưng trong phần "Tính pháp lý của quyền sở hữu đất" thể hiện tại trang 2 của Thư hồi đáp ghi rõ: "Đất tại 76 đường Nhà thờ, khu phố 1, Phường Thủ Thiêm, Quận 2 xưa là Trường nữ Thánh Anna thuộc Hội dòng mến thánh giá Thủ thiêm. Sau năm 1975 Hội dòng đã hiến cho cơ sở giáo dục quản lý "với mục đích giáo dục". Nhưng kể từ ngày 05/9/2011 cho đến nay cả 3 trường nói trên đều không hoạt động giáo dục nữa. Ngày 22/10/2011, UBND, Công an, dân quân và các đoàn thể Phường Thủ Thiêm đã dọn đặt trụ sở tại Trường tiểu học Thủ Thiêm là một trong các cơ sở giáo dục của Hội dòng" (Thư Hồi đáp cũng đã trích nguyên văn Thông cáo chung giữa Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh và Uỷ ban liên lạc giáo dục Công giáo về việc công lập hoá các trường tư thục Công giáo kể từ ngày 15/10/1975). 
Như vậy, căn cứ vào nội dung thư hồi đáp thì sẽ thấy rất rõ hai điều: 
Thứ nhất, trên thực tế Hội dòng mến thánh giá Thủ Thiêm đã đồng ý hiến đất cho cơ sở giáo dục (Nhà nước) quản lý và sử dụng "với mục đích giáo dục". Và như thế ở khía cạnh pháp lý thì kể từ sau năm 1975 đến nay, Hội dòng đã "danh chính ngôn thuận" không còn là chủ sở hữu của khu đất vốn được biết đến là cơ sở của trường nữ Thánh Anna. Nhà nước cũng đã có quyết định trao lại quyền sở hữu khu đất cho một chủ thể khác trực thuộc Nhà nước theo quy định và trong một thời gian dài chủ thể này đã sử dụng khu đất vào mục đích giáo dục đơn thuần. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng bên cạnh việc tồn tại các cơ sở giáo dục đã được công lập hoá các trường tư thục Công giáo kể từ ngày 15/10/1975 thì trên địa bàn vẫn tồn tại song hành các cơ sở giáo dục do nhà nước thành lập để đáp ứng việc học tập của con em. Song, trong bối cảnh việc sinh đẻ đã được kìm hãm từ hiệu quả chính sách dân số Kế hoạch hoá gia đình nên đã bước đầu xuất hiện tình trạng một số cơ sở giáo dục do Nhà nước quản lý đã không có học sinh để tiếp tục các hoạt động giảng dạy. Để giải quyết khó khăn này rất nhiều các cơ sở giáo dục đã chọn giải pháp sát nhập lại để có điều kiện giảng dạy tốt hơn thay vì tiếp tục tồn tại một cách không thực chất. 

Trường tiểu học Thủ Thiêm cũng thuộc diện phải sát nhập với các cơ sở giáo dục khác và đương nhiên từ đây đã nảy sinh thêm một vấn đề là cơ sở vật chất tại đây sẽ được sử dụng vào mục đích gì? UBND Phường Thủ Thiêm đã có chủ trương đưa trụ sở Phường về đây để hoạt động thay vì bỏ trống, không sử dụng khu đất. Tiếp đó, xuất phát từ việc mở đường vào khu đô thị mới Thủ Thiêm thì trụ sở trường Tiểu học Thủ Thiêm mà nay là trụ sở UBND phường Thủ Thiêm thuộc diện giải toả theo quy hoạch. Và mọi việc đã được thực hiện và đương nhiên khi có nhu cầu đào tạo trở lại thì chính quyền Phường sẽ phải tính toán bố trí xây dựng trường. Nói như thế để thấy rằng, dù Chính quyền đã cam kết sẽ sử dụng khu đất sau khi bàn giao vào mục đích giáo dục, song nó không đồng nghĩa với việc luôn luôn phải sử dụng nó vào mục đích giáo dục trong khi điều đó là không cần thiết, cấp bách. Trong trường hợp này, việc UBND Phường Thủ Thiêm vận dụng vào một mục đích khác vì thế được cho là phù hợp. Cụm từ cam kết "sử dụng với mục đíh giáo dục" được đưa ra để yêu cầu được "hỗ trợ và đền bù thoả đáng" của Hội dòng mến thánh giá Thủ Thiêm suy cho cùng là không thoả đáng. Nó không khác gì một hành động có tính chất kiếm chác từ nguồn ngân sách nhà nước. 

Thứ hai, sở dĩ trong công văn số 4600/UBND ngày 24/10/2015 của Chủ tịch UBND Quận 2 gửi Hội dòng có thể hiện rõ nội dung: ".... Vì hội dòng đang có đơn kiến nghị cấp Thành phố và Hội dòng sẽ chấp hành theo quy định khi được trả lời đơn" là hoàn toàn đúng đắn. Bởi, mặc dù hiện tại Hội dòng đang có đơn gửi UBND Thành phố về việc yêu cầu được "hỗ trợ và đền bù", tuy nhiên, chưa có bất cứ một sự đảm bảo nào yêu cầu đó sẽ được chấp thuận như các lí do đã nêu ở phần "Thứ nhất". Chính vậy, dù nội dung trả lời của UBND Thành phố có như thế nào thì Hội dòng cũng phải chấp nhận. Đó cũng là điều hoàn toàn phù hợp với luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành vậy. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment