2015/10/14

CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ LỜI RĂN CỦA CHÚA

KhanhKim@

Công giáo Việt nam và Lời răn của Chúa.

Điều gì đang xảy ra đối với giáo hội Công giáo Việt Nam những ngày gần đây? Đó là câu hỏi mà nhiều người dân VN đang đi tìm lời giải, sau khi chứng kiến nhiều chuyện phức tạp đáng xấu hổ  liên quan tới Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ trong vòng có mấy ngày.

Người ta được biết lịch sử Công giáo du nhập vào VN từ thế kỷ 16, và nó cũng gắn liền với quá trình xâm lược Việt Nam của các nước phương Tây, mà điển hình là thực dân Pháp. Có nhiều sách viết rằng, nếu không có Công giáo, thì Pháp không thể xâm chiếm được Việt Nam. Nói như vậy để thấy vai trò tay sai của những kẻ lợi dụng danh nghĩa chúa Jesus trong việc chỉ điểm, dẫn đường cho thực dân Pháp xâm lược nước ta như thế nào.

Ngay từ rất sớm, bằng cách ép buộc, dụ dỗ và mua chuộc mà nhiều người VN đã ra nhập đạo Thiên chúa. Theo thời gian, số lượng người theo đạo ngày càng lớn và có nhiều người sùng đạo đến mức cuồng tín. Trong một số giáo dân, nhận thức về dân tộc hay tổ quốc bị phai mờ, méo mó và lệch lạc. Với họ chỉ có nước chúa mà quên rằng trước khi trở thành một giáo dân, họ là công dân của nước Việt Nam. Và đây chính là điểm yếu mà lũ chủ chăn luôn tranh thủ tận dụng để sai khiến họ phục vụ cho mưu đồ thế tục hóa.


Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng cho thấy, đã có một bộ phận giáo dân chống cộng tới mức điên cuồng. Trong quá khứ, người ta có thể tìm thấy những khẩu hiệu kiểu: "không đội trời chung với CS"; "Thà mất nước còn hơn mất Chúa" được trưng lên ở các xứ đạo.

Dõi theo các sự kiện liên quan đến Công giáo mấy ngày qua, người ta nhớ lại một sự kiện đau lòng cũng liên quan đến Công giáo ở thập kỷ năm mươi của thế kỷ trước, khi thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.


Năm 1954 Hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, đồng thời theo Hiệp định này, thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước của chúng là NVQG rút về Nam vĩ tuyến 17. Trong hơn 1 triệu người ào ạt di cư vào Nam lúc ấy, đa số là giáo dân (78%) cùng với một bộ phận quan trọng của hàng giáo phẩm (3 giám mục, 618 linh mục). Đến cuối năm 1955, ở lại miền bắc còn 40% giáo dân (456 720 người) và 37% giáo sĩ (375 người). Họ là những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền "muốn có gạo theo đạo mà ăn", “Chúa đã vào Nam”, mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Một bộ phận trong họ ra đi là để trốn chạy sự nguyền rủa về quá khứ làm tay sai cho thực dân Pháp đô hộ, về lịch sử tiếp tay cho thực dân xâm lược nước ta. 


Sau thời điểm bi thương ấy Bác Hồ đã từng đến một số địa phương có cộng đồng người Công giáo để chia sẻ, động viên những đồng bào đã ở lại. Sáng 2-12-1959, Bác đến thăm đồng bào Công giáo thôn Thạch Bích, tỉnh Hà Đông (nay là TP Hà Nội). Được tin Bác đến, bà con Giáo dân kéo về chật sân Đền Thánh Antôn. Sau khi thăm hỏi việc đồng áng, Bác đi thẳng vào vấn đề: 

- Chúa ở khắp mọi nơi, ở trên trời, dưới đất và cả hỏa ngục nữa, có đúng không?

- Đúng ạ! Đúng ạ! Thưa Bác đúng ạ! Mọi người đồng thanh trả lời như học sinh trả lời các thầy cô giáo.

Bác lại hỏi:

- Chúa ở khắp mọi nơi thì sao lại bảo Chúa đi Nam, có đúng không?

- Đúng ạ! Đúng ạ! Tiếng trả lời râm ran xen tiếng vỗ tay.

- Thế thì Đảng ta ngày đêm lo sao cho Hợp tác xã có năng suất cao, sao cho các gia đình giáo dân được no ấm, các cháu đến tuổi đi học được cắp sách đến trường, người lớn chưa được biết chữ thì học bình dân học vụ. Sớm, tối chuông nhà thờ vẫn ngân vang để bà con bình an thờ phụng Chúa. Đảng ta đã và đang làm như vậy có đúng không…?

Từ nghi kỵ, đến tò mò, người Công giáo Thạch Bích dần mới hiểu ra rằng, mình đã bị tuyên truyền lừa phỉnh. Đảng và Bác Hồ mới là người thương dân, lo cho dân chứ không phải những kẻ đang lừa phỉnh mình. Bởi Bác Hồ vị lãnh tụ tối cao của dân tộc mà sao gần gũi, thương dân đến thế, tiếng vỗ tay rộ lên xen lẫn tiếng hô vang: “Hồ Chủ Tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt nam muôn năm!”.

70 năm qua khi đại đa số người Công giáo VN đã hiểu về đảng, về chế độ và Bác Hồ. Đồng bào đã từng bước, dần thay đổi quan điểm, cách đánh giá, cách nhìn nhận, từ cách nghĩ, đến việc làm, đã đồng hành cùng dân tộc. Trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và thập niên của những năm 60- 70 của thế kỷ trước, được sự ủng hộ của Nhân dân, Đảng và Nhà nước đã phát huy được sức mạnh vĩ đại của khối đoàn kết dân tộc, không phân biệt già, trẻ gái trai, giai cấp, tôn giáo, toàn dân cùng nỗ lực, cùng đồng lòng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, trận chiến cuối cùng chống quân xâm lược Mỹ năm 1975 đã là một thể hiện, một minh chứng, một bằng chứng hùng hồn về tinh thần dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân là động lực, là nguyên khí quốc gia, sức mạnh trường tồn của một dân tộc Việt. Vì thế câu nói của Bác là bất hủ, sống mãi với thời gian“đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công đại thành công”.

Sau 40 năm thống nhất đất nước, với chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế, đảng và nhà nước đã có những chính sách cởi mở hơn về dân tộc và tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi chủ trương dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Thực thế cũng cho thấy, mặc dù là đất nước có nhiều tôn giáo, đa sắc tộc nhưng VN hoàn toàn không có kỳ thị dân tộc, sắc tộc, hay tôn giáo. 

Vậy mà thời gian gần đây, người dân lấy làm ngạc nhiên, vì ngay giữa lòng thủ đô, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Dòng chúa cứu thế Thái Hà, lại ngang nhiên có những phát ngôn chia rẽ tôn giáo, bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn chủ trương đường lối tôn giáo của đảng và nhà nước trước hàng trăm giáo dân. Vị linh mục lòng lang dạ sói này trơ trẽn vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do dân chủ và nhân quyền; phủ nhận các thành tựu của đất nước; xúc phạm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân tiến hành các hoạt động chống đối chính quyền. 

Theo dõi cái gọi là bài giảng của linh mục này, người ta nhận thấy bộ mặt kinh tởm của kẻ vong nô phản quốc, đội lốt tôn giáo  để chống phá nhà nước Việt Nam. Với những giọng điệu bài bác chế độ, Nguyễn Ngọc Nam Phong thay vì rao giảng những điều hay lẽ phải cho giáo dân, khuyên bảo họ sống tốt đời đẹp đạo và sống phúc âm trong lòng dân tộc, thì y lại lợi dụng vị thế "Cha đạo" của mình để lèo lái lời Chúa thành ý của mình để sai khiến giáo dân chống đối mọi chủ trương của nhà nước, làm những việc trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. 


Đáng chú ý, bản thân Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng là một người tốt đẹp gì mặc dù y đã khoác lên mình chiếc áo choàng công giáo. Những mối quan hệ bất chính với những phụ nữ từ trẻ đến già, từ Nam ra Bắc, từ những "con chiên ngoan đạo" đến loại lăng loàn như TTN (Phủ Lý), HTV... đã tô đậm thêm vào "thành tích" bất hảo của tay linh mục với bộ mặt cột nhà cháy này. Xin được trở lại với chủ đề luyến ái của vị chủ chăn đáng phỉ nhổ" vào một dịp khác.

Hành động của Nguyễn Ngọc Nam Phong đã xúc phạm đến lương tri và lòng tự trọng của những người yêu nước chân chính, cả những người theo và không theo đạo. Nhiều người đã tự hỏi: liệu ông ta có còn đủ tư cách một linh mục để răn dạy người khác hay không, và rằng ông ta có còn là con người nữa hay không khi mà phần thú tính của ông ta nổi trội hơn cả dã thú?

Thử hỏi những hành động trên của Nguyễn Ngọc Nam Phong và những giáo dân cuồng tín cực đoan kia có phù hợp với những lời răn của Chúa Jesus hay không? có đúng với đường hướng của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam hay không. Xin được nhắc lại, trong Huấn từ của Giáo hoàng Benedict XVI có đoạn viết: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

Nhìn nhận các sự kiện có hệ thống một chút, có thể thấy, từ những sự việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), Giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), rồi Giáo xứ Mỹ Yên (Nghi Lộc, Nghệ An)… và giờ đây lại là vụ việc tại Giáo họ Yên Lạc thuộc Giáo xứ Xuân Kiều, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Một chuỗi vụ việc vi phạm pháp luật đều liên quan đến Công giáo, rõ ràng những người Công giáo Việt Nam ở các địa phương kể trên đang có vấn đề theo xu hướng tiêu cực.

Hơn ai hết, nếu thấu hiểu lời răn của chúa Jesus, những giáo dân ở Giáo xứ Xuân Kiều nói riêng và bà con Giáo dân cả nước nói chung họ đều phải hiểu rằng, là công dân Việt Nam thì họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật, vì thế họ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân và phải có ý thức chấp hành pháp luật.

Chẳng lẽ là linh mục, là giáo dân Thiên Chúa thì họ có quyền đứng trên pháp luật, bất chấp luật pháp? Nếu ai cũng như linh mục Phong và những giáo dân cuồng tín kia thì xã hội sẽ đi về đâu và còn đâu nữa nguyên khí quốc gia, còn đâu nữa tinh thần và sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt?

Thật đáng tiếc, dù đều là con lạc cháu hồng, nhưng một bộ phận giáo dân đã và đang bị lũ chủ chăn đội lốt linh mục kích động xúi bẩy tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật, đi ngược lại những giá trị đạo đức, và chống lại dân tộc đã sinh ra mình. Như những con cừu ngu ngốc, những con thiêu thân, họ lao vào những hoạt động biểu tình, bạo loạn, đập phá tài sản của nhà nước, bắt giữ người trái pháp luật...mà không biết rằng, hành động của họ một mặt là vi phạm pháp luật, và mặt khác đã đi ngược lại những lời răn của chúa.

Sự việc liên quan đến Công giáo tại VN trong những ngày gần đây đang đặt ra thách thức cho chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ âm mưu thâm độc của những kẻ cố tình đi ngược lại lợi ích của dân tộc, Nhân dân thì cần đến sự mạnh tay của lực lượng chấp pháp. Người dân sẽ ủng hộ chính quyền trấn áp những công dân phạm pháp ở mức độ liều lĩnh cho dù họ là giáo dân Công giáo.

Để thượng tôn luật pháp, bảo vệ thành quả của nhân dân, những kẻ vi phạm pháp luật phải bị trừng trị thích đáng cho dù chúng là linh mục hay thú dữ.


Mong sao những giáo dân lầm lỡ sớm phản tỉnh, xám hối và chuộc lại lỗi lầm trước khi quá muộn. 


No comments:

Post a Comment