2015/10/28

Campuchia: Khi người dân đã tin Chính phủ

Chiềng Chạ


Chính trường Campuchia nửa năm lại đây luôn chứng kiến những biến cố có tính bước ngoặt; theo đó, vai trò của CNRP có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng sau khi người đứng đầu đảng này là ông Sam Rainsy có một bài phát biểu được công luận xem như một lời xin lỗi tới CPP và người dân Campuchia mặc dù ngôn từ không thể hiện quá rõ điều này: "Chủ tịch CNRP tuyên bố đảng của ông sẽ có một cuộc họp trong tuần này, với mục tiêu tìm một hướng đi mới thay cho việc tiếp tục "cáo buộc các cá nhân hay đảng phái chính trị". Sam Rainsy cũng đã lấp liếm rằng "các đợt công kích nhắm vào CPP xung quanh vấn đề biên giới gần đây xảy ra liên tiếp một phần là do trong khoảng thời gian này, ông Rainsy và Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha đang thăm Australia và New Zealand", tuy nhiên theo dõi toàn bộ bài phát biểu thì đó là một cái cớ để vị Chủ tịch đảng đối lập này tuyên bố "ngừng công kích" CPP về vấn đề biên giới Việt Nam".  
Ông Kem Sokha. Ảnh: PhnomPenh Post 

Và tưởng chừng đó là mức cao nhất mà CNRP sẽ phải thực hiện sau những gì đã qua, tuy nhiên, chứng kiến việc hàng nghìn người Campuchia "đòi cách chức Phó Chủ tịch thứ nhất Kem Sokha với cáo buộc ông này có hành vi lừa đảo, kích động, gây chia rẽ dân tộc" thì mới hiểu rằng mọi thứ dường như mới bắt đầu. Đấy cũng lí do tại sao, không chỉ trong thời đại ngày nay mà hầu hết các chế độ đã từng tồn tại trong xã hội loài người đều rất coi trọng sức mạnh của người dân, họ có thể đẩy thuyền song cũng có thể làm thuyền lật là vì thế.

Ở đây, có một chi tiết rất đáng đề nói đến là "hàng nghìn người dân" chứ không phải là một đảng viên của CPP hay một chính đảng không ưa CNRP hay đích thân Thủ tướng Hun Sen đưa ra yêu cầu lên Quốc hội Campuchia về việc cách chức ông Kem Sokha. Hiểu rõ điều này mới thấy được tại sao rất nhiều nhà dự báo, phân tích chính trị đã cho rằng ngày tàn của CNRP đã sắp tới và không loại trừ chính đảng này sẽ không phải là đối thủ quá lớn của CPP như dự báo trước kỳ bầu cử năm 2018.

Trên thực tế, việc một chính đảng không có quá trình tồn tại lâu dài hay đóng góp cho đất nước như CNRP có mặt, khẳng định vị thế và được coi là chính đảng đối lập của CPP tại Campuchia có một nguyên nhân rất lớn từ sự ủng hộ của người dân. Với các chiêu bài kích động chủ nghĩa dân tộc cực hữu, đấu tranh đòi hỏi một số quyền lợi cho người dân theo lối mỵ dân, CNRP đã thực sự thiết lập được chỗ đứng của mình tại những nơi vì lí do này, lí do khác CPP chưa thể có mặt. Giống như một cơ chế có tính tự thân, người dân sẽ tin tưởng ai đem lại quyền lợi cho họ, họ cũng không cần quá quan tâm tới việc liệu hành động đó là thực chất hay chỉ là một chiêu bài có tính mỵ dân. Cho nên, sẽ không ai có thể trách tại sao một bộ phận người dân Campuchia trong một thời gian dài đã đặt lòng tin vào CNRP và vô tình tạo cho chính đảng này một chỗ dựa tinh thần cần thiết để đảng ngang nhiên kích động gây bất ổn tại khu vực biên giới Việt - Trung và ngay cả trong nội địa.


Và xin thưa rằng, để giải quyết những bất ổn do chính CNRP gây nên CPP và cá nhân Thủ tướng Hun Sen đã nhìn thấy rõ điều này. Chính vì vậy, bên cạnh những động thái được cho là mạnh mẽ như trường hợp bắt Thượng nghị sỹ Hong Sok Hour, thành viên Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) với cáo buộc là giả mạo hiệp ước biên giới với Việt Nam lên mạng xã hội (Xem thêm: Tại đây) thì việc tổ chức tuyên truyền cho người dân thấy chiêu bài của CNRP được Chính phủ Campuchia thực hiện được cho là đòn chí mạng đối với CNRP. Đoạnphim kéo dài 30 phút đã được lên sóng truyền hình quốc gia Campuchia BTV hôm 5/4/2015 vừa qua được chính phủ Campuchia thực hiện với mục tiêu kêu gọi tòa án "mở một cuộc điều tra" với phó Chủ tịch đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập Kem Sokha có thể xem là một ví dụ cho thấy Chính phủ Campuchia đã thành công như thế nào trong việc chỉ cho người dân thấy đâu mới là trò lố của đám người luôn đặt lợi ích của bản thân lên cao nhất; và đương nhiên, sẽ không quá khó để những người dân bình thường nhất nhận ra rằng bản thân mình đang trở thành một kẻ lót đường, kẻ bị lợi dụng mà không hay biết bất cứ điều gì. 

Tôi không dám khẳng định liệu có mối liên hệ nào không việc đoạn phim tố cáo Kem Sokha được công bố và việc hàng nghìn người dân hối thúc Quốc hội Campuchia bỏ phiếu cách chức Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội nước này, ông Kem Sokha - người hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập hôm 26/10 vừ qua. Song, chắc chắn điều đó đã ít nhiều tác động đến cách nhìn của người dân bởi trước đó với những lời cáo buộc thiên về lời nói mà không có chứng cứ chứng minh cụ thể, Chính phủ Campuchia và CPP đã thực sự chưa có thể tạo ra bất cứ khác biệt. 

Nói tóm lại, việc Chính phủ Campuchia chủ động tấn công trực diện các thành phần chống đối trong nước và những kết quả bước đầu đã được chỉ rõ ở trên cho thấy: người dân chỉ tin khi Chính phủ, nhà cầm quyền không nói suông, với bất cứ một vấn đề nào thì hãy đừng dừng lại ở những cáo buộc "vô cớ", hãy chỉ cho họ thấy bản chất vấn đề bằng những thứ chứng cứ hùng hồn và đanh thép nhất. Và khi đứng trước những thông tin có độ tin cậy cao, người dân sẽ tự nhận thấy đâu là trò mị dân, lừa bịp, đâu mới là cái thực chất sẽ đến với chính họ. 

No comments:

Post a Comment