Nguyễn Trí Cảm
LTS: Cách đây gần 10 tháng, cómột bài phản hồi (của Lý Thái Xuân) đáp lại bài của một con chiên bị cơn bệnh Alexandre De Rhodes, "cấm" Phật tử hát trong chùa, "cấm" Phật tử làm lễ cưới trong chùa, cho rằng những việc đó là "độc quyền" của nhóm Công Giáo tự xưng. Đọc thêm bài sau đây, ta có thể kết luận không sợ sai: Đúng là những con chiên! họ không bao giờ có thể nhìn lại sau lưng của chính họ, chỉ có thể nhìn trước mặt, nhìn "cái đàng sau" của con chiên khác mà thôi!
Gia tô giáo hay còn được thậm xưng là Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo châu Âu sang truyền đạo. Trải qua nhiều thăng trầm trong dòng lịch sử. Theo số liệu năm 2011 của Tổng cục Thống kê, dân số của Việt Nam hiện khoảng 87,8 triệu người , đạo Công giáo tại Việt Nam có khoảng 6 triệu tín đồ (chiếm 6,95%) trong tổng số dân 87.8 triệu dân. Đây được xem là tỷ lệ cao nhất. Mặc dù qua nhiều thời kỳ đạo Công giáo được thực dân Pháp cũng như của các chính quyền Công giáo ở Miền nam trước đây tạo mọi thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, nhưng sự phát triển vẫn quanh quẩn ở tỷ lệ 6-7 % này. Tỷ lệ này chủ yếu giữ được là do tiếp nối theo truyền thống gia đình và một số tân tòng cải đạo thông qua hôn nhân.
Tại sao đạo Công giáo dù được chính quyền thực dân và chế độ Sài gòn trước đây ưu ái, được cấp những khu đất vàng trong các đô thị khắp nước để xây nhà thờ, chủng viện, được các hội đoàn, tổ chức Thiên chúa giáo thế giới tài trợ, giúp đỡ về vật chất, tiền bạc để đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, cải đạo qua nhiều hình thức mà chủ yếu là dùng quyền lực và lợi lạc vật chất để chiêu dụ. Ngoài ra, trước đây, các chính quyền Công giáo, nhất là chế độ dưới thời Ngô Đình Diệm, thông qua đảng Cần lao Công Giáo, dùng biện pháp như mua chuộc, ép buộc, hãm hại, khủng bố người không theo đạo để buộc họ phải cải đạo mà vẫn không thành công, là vì họ vấp phải thành trì văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trước Công đồng Vaticano năm 1960, người theo đạo không được thờ cúng ông bà, tổ tiên hay ngẫu tượng hay ăn đồ cúng. Cụ Đồ Chiểu cũng từng thốt lên: “Thà đui mà giữ đạo nhà/còn hơn có mắt ông cha không thờ” cũng là để phản ảnh sự chối bỏ đạo lý thờ cúng tổ tiên của người theo đạo. Tuy nhiên, tập tục này hiện nay vẫn còn tồn tại trong một số gia đình Công giáo.
Đó là vấn đề làm cho đạo Công giáo trở nên xa lạ với nền văn hóa, phong tục tập quán của người Việt. Nhận thức được việc cấm đoán tập tục thờ cúng ông bà, tổ tiên của người châu Á nói chung, và Việt Nam nói riêng cũng như những hình ảnh từ Chúa đến thánh thần đều đậm nét phương Tây, xa lạ với hình ảnh người Á đông, không gây được thiện cảm, gần gũi và làm cho việc truyền giáo không hiệu so với thời gian.
Các nóc nhà thờ từ xưa nay đều nhọn hoắc:
nhà thờ La vang (1886 - 1972), nhà thờ Huyện Sĩ (1905), nhà thờ Hố Nai (1954), Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc (1966)...
nhà thờ La vang (1886 - 1972), nhà thờ Huyện Sĩ (1905), nhà thờ Hố Nai (1954), Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc (1966)...
Để tồn tại và phát triển, Công đồng Vaticano 1960 đành phải thay đổi để hòa nhập vào tập tục truyền thống bản địa, cho phép thể hiện sự tôn kính ông bà, tổ tiên qua hình thức thắp hương, lễ lạy nhưng không được thờ ai khác ngoài Thiên chúa. Để giải quyết những vấn nạn gây cản trở việc truyền giáo, Giáo hội Công giáo Việt Nam còn đi xa hơn ngoài việc “cho phép” thờ cúng ông bà và thắp hương, Giáo hội còn tìm cách làm cho hình ảnh của đạo Công giáo hòa nhập vào nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt trong nhiều lãnh vực tiêu biểu nhất.
Về kiến trúc, một số nhà thờ bắt đầu có khuynh hướng xây dựng có kiến trúc trông rất giống chùa chiền. Nhà thờ Phát Diệm chỉ là biểu tượng chung về hình thức xây dựng giống chùa trong quá khứ. Trên thực tế, hiện nay có khá nhiều nhà thờ mới được xây dựng cũng xây cổng tam quan, cũng rồng chầu và mái ngói đầu đao hình rồng, phượng. Độc giả có thể xem hình ảnh “rồng chầu” của nhà thờ Du Sinh, Đà Lạt giống như lăng tẩm vua chúa Triều Nguyễn ở Huế.
-v/s-
Nhà thờ Du Sinh, Đà Lạt -v/s- Lăng Gia Long, Huế
Nhà thờ Phát Diệm là một kiểu mẫu điển hình mang hình dáng kiến trúc chùa được xây dựng từ 1875 đến 1898 tại Ninh Bình và ở đầu thế kỷ 21 này, nhà thờ La Vang, Quảng Trị, “thánh địa” của người Công giáo, một ngôi nhà thờ đang được xây dựng, mà thoạt nhìn, làm ta lầm tưởng là chùa Lá Vằng đã được GH Công Giáo trả lại cho GH Phật giáo Quảng Trị, và chùa đang được phục dựng tại đây! Vừa mới đây, ông Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà Thánh Vatican tại Việt Nam, đã đến thăm công trình xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang này vào ngày 25/10/2015 (1).
Nhà thờ Phát Diệm (1898), (xem "Bí Mật Nhà Thờ Phát Diệm")
- Cổng nhà thờ La Vang mới (2012) - Nhà thờ giáo xứ Yên Lý, Vinh (2005)
- Cổng nhà thờ La Vang mới (2012) - Nhà thờ giáo xứ Yên Lý, Vinh (2005)
Sở dĩ có sự rập khuôn này, chỉ vì GHCG muốn tạo nên hình ảnh gần gủi với người dân Việt. Chùa không phải chỉ là nơi tâm linh, thờ phượng mà còn đóng vai trò luân lý và đạo đức xã hội, và chùa gần như hiện hữu trong từng làng xã của người Việt. Tục ngữ cũng thể hiện “đất vua, chùa làng..” hình ảnh mái chùa đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt cả mấy ngàn năm. Tuy vay mượn kiến trúc Phật giáo nhưng họ lại bất chấp ý nghĩa tôn giáo mà kiến trúc đó thể hiện. Ví dụ, cổng tam quan của một ngôi chùa, ba cửa này tượng trưng cho tam pháp ấn của nhà Phật là vô thường, vô ngã và không (hay khổ). Hình ảnh rồng là một linh vật thân quen của người Việt, thường xuất hiện trong nhiều lễ hội dân gian, trong kiến trúc chùa chiền, trong vương triều nhưng trong Kinh thánh, rồng biểu tượng cho cái ác, sự dữ..
Ngoài ra, tu sĩ hay giáo dân cũng thắp hương trong các buổi lễ trong nhà thờ, thắp hương trước các tượng đặt ngoài trời cũng như thắp hương trước bàn thờ gia tiên để thể hiện người theo đạo cũng không khác với các tôn giáo, tín ngưỡng khác tại Việt Nam trong nghi thức truyền thống thờ phượng của dân tộc.
Các linh mục, phụ tế thắp hương.. và các con chiên trang phục cổ truyền… cũng thắp hương..
Riêng hình ảnh của Chúa Giê-su hay bà Maria cũng vậy, để tạo hình ảnh thân quen, gần gủi với văn hóa Việt, bớt đậm nét phươngTây, họ khoát lên hình ảnh mà chỉ riêng đất nước Việt Nam mới có, đó là áo dài và nón lá. Có rất nhiều hình ảnh bà Maria mặc áo dài, đội nón lá hay khăn đóng trông không khác gì tranh cổ động du lịch ở Việt Nam.
-v/s-
Bà Maria với chiếc nón lá -v/s- Tranh cổ động du lịch Việt Nam.
Vừa mới đây Ban Mục Đối Thoại Vụ Liên Tôn TGP TP.HCM vừa xuất bản lịch để bàn năm 2016 với hình Chúa Giê-su mặc áo cà sa .. ngồi thiền. Một số giáo dân phản ứng (2) vì sự bắt chước hình ảnh của Phật giáo dưới nhiều hình thức quá lộ liễu. Họ đã từng được dạy Công giáo là tôn giáo văn minh, tiến bộ nhưng nay lại vay mượn hình ảnh của một tôn giáo khác. Có lẽ họ quên rằng những chức sắc của một Tổng giáo phận lớn là tp.HCM không phải là những người đưa ra những chủ trương hay hành động mà thiếu sự cân nhắc, tính toán.
-v/s-
Nói chung, đây chỉ là những sự chuyển đổi điển hình từ hình ảnh của một tôn giáo từng gắn bó, thăng trầm với vận mệnh của các thế lực ngoại bang sang hình ảnh của một tôn giáo đồng hành cùng dân tộc. Mục đích của những nổ lực này không phải là chờ đón một hiệu quả cải đạo tức thời, mà là một cuộc thâm nhập lâu dài “mưa dầm thấm lâu”, mà những thế hệ mai sau không còn biết đến một lịch sử truyền đạo gây nhiều tổn thương cho đất nước của họ. Hình ảnh gần gủi với một đạo Phật, một tôn giáo đã gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc dần bị lập lờ đánh lận bởi hình ảnh “như nhau”, “tôn giáo nào cũng tốt” cũng thờ cúng tổ tiên, cũng thắp hương, cũng thiền định, cũng “mái chùa che chở hồn dân tộc” (thơ Huyền Không) và thêm vào đó là nếp sống thực dụng đang dần trở nên phổ biến khi đất nước hội nhập sâu vào cộng đồng thế giới. Một tôn giáo dạy tín đồ ước nguyện trở thành “kẻ tôi tớ hèn mọn của Chúa”, “cầu xin ân sủng” mà lại muốn hình ảnh của mình tương đồng với một tôn giáo dạy ““Các ngươi hãy tự thắpđuốc lên mà đi” ” !
Sự thay đổi hình ảnh này sẽ tác động đến những người phi-kitô hơn là đối với giáo dân, vì con chiên thường được bảo hộ đức tin của mình từ thuở mới chào đời với những phép bí tích, thánh lễ, những lễ chủ nhật hàng tuần lập đi lập lại đã ăn sâu vào tâm thức, cũng như được bảo hộ từ hệ thống tổ chức. Não trạng họ hầu như khó thay đổi. Giáo dân thường sống khu biệt trong các giáo xứ, giáo họ nên bị áp lực tâm lý trong cộng đồng họ sống. Đơn cử, như tại các xóm đạo tại tp.Hcm, cứ mỗi mùa Giáng sinh là các ông trùm lại đến từng nhà để kêu gọi đóng góp cho việc làm hang đá, giăng đèn khắp xóm đạo, và khó có gia đình nào, dầu là khó khăn, lại “dám” từ chối đóng góp cho “việc Chúa” này hoặc một giáo dân nào đó, vì lý do riêng tư, bỏ lễ ngày chủ nhật, thì hầu như việc bỏ lễ này cũng trở thành một câu chuyện trong xóm đạo.
Với một tỷ lệ chưa đến 7 % dân số nhưng đã xảy ra khá nhiều vụ việc “đòi đất” bằng xà beng, gạch đá như ở Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Loan Lý v.v.. chưa kể nếu như những nhóm Tin Lành như Fulro, Dega, Hà Mòn, Mường Nhé, Công giáo ..liên kết với nhau để loại trừ các tôn giáo, tín ngưỡng khác, và khi Phật giáo chỉ chú trọng đến việc xây chùa to, Phật lớn, xa rời cái cốt tủy của đạo Phật, thiếu sự tỉnh thức trước nguy cơ cải đạo thì tính hộ quốc không còn. Như vậy, nguy cơ tiềm ẩn cho đất nước là rất cao. Lúc đó, tổ quốc sẽ là “cõi tạm”, “nước trời” sẽ là chốn vĩnh hằng, cả dân tộc sẽ là đàn chiên ngoan, hiến pháp sẽ đầy hơi hướm của Thánh kinh.
Một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu và gần tám mươi năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp nhưng dân tộc Việt Nam vẫn hi sinh xương máu để giành lại độc lập, tự do cho đất nước dù cho thời gian có là bao lâu, là vì bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn. Nếu như cả dân tộc chuyển sang thờ kính một ông thợ mộc người Do Thái, thì đây là một dạng xâm lược tâm linh, bản sắc dân tộc sẽ mất. Một đất nước đã mất đi văn hóa truyền thống, bản sắc của mình, thì sự mất nước chỉ còn là vấn đề của thời gian.
SG, 30-01-2016
Nguyễn Trí Cảm
____________________
Tham khảo:
- http://caunguyenbangtraitim.com/ hinh-anh-duc-tgm-leopoldo-girelli - tham-cong-trinh-xay-dung-vuong-cung-thanh-duong-duc-me-la-vang/
- http://baoconggiao.com/vi/news/ Chuyen-Nha-Dao/ Sai-Gon-Nguoi-Cong-Giao-gian-du-vi-tuong-Chua-Gie-su-thanh-nha-Phat-7860/
Các bài cùng tác giả
▪ Công Cuộc Truyền Giáo Ở Bắc Kỳ Trong Thời Thuộc Địa - Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ
▪ Sự “thống hối” của Giáo hoàng -Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ
▪ Xâm lược Châu Á: Giáo hoàng thúc dục mở mang nước Chúa - BBC
▪ Nghĩ Về Đạo Thiên Chúa và Các Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam - Nguyễn Trí Cảm
▪ Anh Ba Láng Giềng - Nguyễn Trí Cảm
▪ Lại là thầy Thích Không Tánh -Nguyễn Trí Cảm
▪ Tin lành, Thiên Chúa giáo có đơn thuần chỉ là tôn giáo ? - Nguyễn Trí Cảm
▪ Vatican và "mùa gặt các linh hồn” -Nguyễn Trí Cảm
▪ Hoa hồng ngày Vu lan - Nguyễn Trí Cảm
▪ Tin Tức Các Tu Sĩ TCG Lạm Dụng Tình Dục - Nguyễn Trí Cảm
▪ Xin giữ cho đạo Phật được trong sáng - Nguyễn Trí Cảm
▪ Susanna Maiolo - Người phụ nữ quay lưng lại với Đức Chúa Trời -Nguyễn Trí Cảm
▪ Cải đạo bắt đầu từ trẻ con - Nguyễn Trí Cảm
▪ Tại Sao Chúa Trời Lại Để Cho Thảm Họa Thiên Nhiên Xảy Ra ? - Nguyễn Trí Cảm
▪ Ăn theo World Cup.. - Nguyễn Trí Cảm
▪ Mode Chơi “Phạm Thánh” - Nguyễn Trí Cảm
▪ Suy Nghĩ về Việc Thành Lập Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình - Nguyễn Trí Cảm
▪ Thời Mạt Đạo - Nguyễn Trí Cảm
▪ Nơi Trồng Người - Nguyễn Trí Cảm
▪ Cuộc thánh chiến mới nhất của Giáo hoàng - Nguyễn Trí Cảm